Giáo án Vật lý 10 Kết nối tri thức Bài 1: Làm quen với vật lý

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ hơn 100k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với vật lý

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

      Nêu được đối tượng của vật lý là gì? (nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng).

      Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển của công nghệ, đối với đời sống.

      Biết được các bước trong quá trình tìm hiểu tự nhiên,dưới góc độ vật lý.

      Phân biệt được phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

2. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

      Năng lực tự học: biết thu thập hình ảnh, tài liệu học tập phù hợp kết hợp với quan sát thế giới xung quanh.

      Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

- Năng lực vật lí:

      Nhận biết được các ứng dụng của vật lý xuất hiện trong các hiện tượng, vật thể trong đời sống hằng ngày.

      Nhận biết được phương pháp nghiên cứu trong vật lý là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

      Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

2. Phát triển phẩm chất

      Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

+ SGK, SGV, Giáo án.

+ Hình ảnh phần mở bài và một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

+ Máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Biết đến 3 nhà vật lý và dấu ấn của họ: Galilei, Newton; Einstein.

- Tạo cảm giác hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, cho HS xem hình ảnh minh họa rồi thảo luận câu hỏi, tìm ra đáp án.

c. Sản phẩm học tập:

- Nhận diện được 3 nhà vật lý và các dấu ấn của họ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV chiếu  hình ảnh của 3 nhà khoa học vật lý cho HS xem. Rồi sau đó đặt ra một vài câu hỏi liên quan về họ: Họ là ai? Họ nổi tiếng với những phát minh nào liên quan đến môn vật lý?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời và đưa ra nhận xét.

- GV dẫn dắt HS vào bài 1. Làm quen với vật lý.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu đối tượng của vật lý và mục tiêu của môn vật lý

a. Mục tiêu: HS biết được lĩnh vực vật lý mà các em đã được học và đưa ra được cảm nghĩ của mình về những lĩnh vực này.

b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu mục I, nghiên cứu trả lời câu hỏi 1,2.

c. Sản phẩm học tập: Qua phần này giúp HS biết được vật lý là môn KHTN, có đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Lĩnh vực nghiên cứu đa dạng từ cơ học đến thuyết tương đối...

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi cho HS :

CH1. Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?

 

 

 

 

 

 

 

 

CH2. Em thích nhất lĩnh vực nào của vật lý? Tại sao?

GV hỏi thêm một câu hỏi mở rộng: Em có cho rằng có thể ghép vật lý và hóa học vào cùng một môn không? 

(Trả lời: Có thể. Vì: Khoa học ngày càng phát triển thì mối liên hệ giữa 2 môn học này càng chặt chẽ. Và thực tế, ỏ nhiều nội dung khó mà phân biệt đâu là khía cạnh vật lý, đâu là khí cạnh hóa học).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chỉ nghe giảng, tiếp nhận câu hỏi, đọc sách tìm kiếm tài liệu để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-         - GV 2-3 bạn đứng lên phát biểu, trả lời câu hỏi, 2 bạn đầu mỗi bạn tl 1 câu hỏi.

-         - Bạn còn lại đưa ra nhận xét về câu tl của hai bạn rồi cho thêm ý kiến bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÝ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÝ

Trả lời:

CH1. Các lĩnh vực mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở :

+ Lớp 6 : Cơ học, thiên văn học.

+ Lớp 7: Điện học, âm học, từ học, quang học.

+ Lớp 8:  Thủy tĩnh học, nhiệt học, điện.

+ Lớp 9: năng lượng, điện từ học, điện học, quang học.

CH2. HS nêu quan điểm, ý kiến riêng của mình.

VD: Thích lĩnh vực điện học vì nó gần gũi với đời sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=> Đối tượng của vật lý là: nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng.

Hoạt động 2. Tìm hiểu quá trình phát triển của vật lý

a. Mục tiêu: HS hiểu biết được các giai đoạn trong quá trình phát triển của vật lý.

b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu sơ đồ trong mục II, liệt kê giai đoạn và cho biết giai đoạn nào là quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển của khoa học và đời sống.

c. Sản phẩm học tập: Ghi vào vở các giai đoạn của quá trình phát triển vật lý. Mỗi một giai đoạn có những tính chất, đặc điểm riêng.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu sơ đồ trong mục II.

Đặt ra câu hỏi :

CH1. Môn vật lý trải qua những giai đoạn nào? Chỉ ra những đặc điểm riêng và tầm ảnh hưởng của mỗi giai đoạn đối với KH và đời sống?

 

 

 

 

 

 

 

 

CH2. Em cho rằng, giai đoạn nào là quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng nhất đối với KH và đời sống?

Chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe giảng, tiếp nhận câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 1.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi nhóm cử đại diện một bạn lên trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra nhận xét về câu trả lời của 2 nhóm. Sau đó tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÝ

-         CH1: Môn vật lý trải qua 3 giai đoạn chính :

+ GD 1: từ năm 350 TCN đến thế kỉ XVI.

+ GD 2 : từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX

 + GD 3: cuối thế kỉ XIX đến nay.

-         - Đặc điểm riêng và tầm ảnh hưởng của mỗi giai đoạn :

+ GD1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa vào quan sát và suy luận chủ quan.

+ GD2: Các nhà vật lý học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa vào phương pháp thực nghiệm.

+ GD3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và dùng thí nghiệm để kiểm chứng.

?   CH2: Mỗi một giai đoạn đều có những vai trò riêng, giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau phát triển hơn.

Nhưng ở giai đoạn 3 đã kiểm chứng tính đúng đắn và bác bỏ đi một số nghiên cứu của các giai đoạn trước đó. Nên theo em là giai đoạn 3 có tầm ảnh hưởng nhất.

 

 

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lý 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lý

Giáo án Vật lý 10 Bài 3: Thực hành sai số phép đo. Ghi kết quả đo

Giáo án Vật lí 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Giáo án Vật lí 10 Bài 5: Tốc độ và vận tốc 

Giáo án Vật lí 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ vủa vật chuyển động

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá