Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 11: Thực hành đo gia tốc rơi tự do

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 11: Thực hành đo gia tốc rơi tự do

I. Mục tiêu

1. Về năng lực:

1.1. Năng lực vật lí:

- Thiết kế, lựa chọn và thực hiện phương án đo gia tốc rơi tự do của thanh trụ thép bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

- Lắp ráp được dụng cụ thí nghiệm để đo gia tốc rơi tự do của thanh trụ thép

- Tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác

- Xác định được sai số của phép đo.

- Nâng cao kĩ năng làm thí nghiệm, thu thập số liệu, sử lý và phân tích số liệu, vẽ đồ thị, viết kết quả hợp lý và lập báo cáo thí nghiệm đúng thời gian.

- Rèn luyện năng lực tư duy thực nghiệm; biết phân tích ưu nhược điểm của các phương án TN và chọn ra phương án tối ưu để tiến hành thí nghiệm; khả năng làm việc theo nhóm.

- Tính được g và sai số của phép đo g dựa vào số liệu đo đạt.

- Biết cách thực hành xác định sai số dụng cụ, sai số ngẫu nhiên.

- Biết tính sai số của phép đo trực tiếp, sai số phép đo gián tiếp.

- Biết cách viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.

1.2. Năng chung:

- Năng lực tự học: biết thu thập hình ảnh, tài liệu học tập phù hợpkết hợp với quan sát thế giới xung quanh.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

- Tự chủ và tự học: mỗi cá nhân HS tự giác tìm tòi những kiến thức cung cấp cho bài thực hành.   

- Giao tiếp và hợp tác: thể hiện được khả năng làm việc tập thể; có khả năng nêu ra được những ý kiến đóng góp, bổ sung; phát huy tinh thần hợp tác, phối kết hợp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: mỗi cá nhân có thể giải quyết được vấn đề đã đặt ra và tìm ra được phương pháp thực hành tốt nhất, hiệu quả, sáng tạo.

2. Về phẩm chất:

- Trung thực: Các nhóm tự đo đạc số liệu và tính toán chính xác.

- Trách nhiệm: Tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm.

- Chăm chỉ: Tự giác, chủ động nghiên cứu các nội dung kiến thức có liên quan.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. GV

- Sách giáo khoa.

- Thiết kê bài giảng powerpoil.

- Phiếu HT.

- Máy chiếu.

- Bộ dụng cụ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do.

2. HS

- Bảng điền số liệu.

- Bài giải trong phiếu HT.

III. Tiến trình dạy học

1.      Hoạt động 1 (5 phút): Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a)     Mục tiêu: Ôn tập nội dung kiến thức trọng tâm bài sự rơi tự do.

b)     Nội dung:

- Xác định vật rơi tự do trong một số trường hợp thực tiễn.

- Cho cùng một vật rơi tự do ở các độ cao khác nhau để HS biết được gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào những yếu tố nào.

c) Sản phẩm:           

- Thả hòn bi chì rơi tự do.

-  Thả vật rơi tự do ở các độ cao khác nhau HS có thể khẳng định giá trị gia tốc rơi tự do là khác nhau dựa vào 2 công thức sau: s=12gt2v2t=2gs

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ.

Chia lớp thành 4 nhóm.

GV trình chiếu các hình ảnh thực tiễn về sự rơi tự do.

Bước 2: Tổ chức thực hiện.

HS quan sát hình ảnh vật rơi trên máy chiếu.

GV gợi ý nêu ra những nghi vấn để HS giải quyết vấn đề.

Bước 3: Thảo luận, báo cáo.

Các nhóm trao đổi, thảo luận.

Đại diện nhóm báo cáo.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Bài 11- Thực hành đo gia tốc rơi tự do.

2. Hoạt động 2 (60 phút): Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

2.1: Hướng dẫn HS nhận biết dụng cụ thí nghiệm và cách bố trí bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do.

a) Mục tiêu:

- Biết được mục đích sử dụng của từng dụng cụ thí nghiệm và hiểu cách bố trí thí nghiệm.

b) Nội dung: - Các nhóm nghiên cứu sgk, bộ thí nghiệm và thí nghiệm ảo trên mạng.

c) Sản phẩm: - Nắm được sai số trong dụng cụ đo đạc, biết được trình tự lắp ráp thí nghiệm

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ.

Các nhóm chuẩn bị bộ dụng cụ thí nghiệm và kẻ bảng số liệu qua các lần đo.

Bước 2:Tổ chức thực hiện.

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.

Bước 3: Thảo luận, báo cáo.

Các nhóm thảo luận mục đích sử dụng của từng dụng cụ thí nghiệm và bố trí thí nghiệm.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá.

GV kiểm tra cách bố trí thí nghiệm của các nhóm.

2.2: Hướng dẫn để học sinh thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do.

a) Mục tiêu: - Các nhóm thiết kế được phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do một cách chính xác nhất.                 

b) Nội dung: - Thảo luận về phương án thí nghiệm dựa trên các hoạt động sau: Thả trụ thép rơi qua cổng quang điện trên máng đứng và trả lời các câu hỏi sau:

       +Xác định gia tốc rơi tự do của thép trụ theo công thức nào?

       +Để xác định gia tốc rơi tự do của thép trụ cần đo đại lượng nào?

       +Làm thế nào để thép trụ rơi qua cổng quang điện?

       +Cần đặt chế độ đo của đồng hồ ở vị trí nào để đo được đại lượng cần đo?

c) Sản phẩm:

- Xác định gia tốc rơi tự do của thép trụ theo công thức

g=2st2 g=t22s

- Xác định gia tốc rơi tự do của thép trụ cần đo đại lượng:

+Phương án 1: Quãng đường vật rơi và thời gian rơi.

+Phương án 2: Quãng đường vật rơi và vận tốc vật rơi.

- Để thép trụ rơi qua cổng quang điện chúng ta phải điều chỉnh máng thẳng đứng bằng cách quan sát dây dọi đồng thời cân chỉnh cổng quang điện sao cho thép trụ có thể rơi qua cổng quang điện

- Cần đặt chế độ đo của đồng hồ ở vị trí: AB

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: nhóm 1, 2 thực hiện phương án 1 còn nhóm 3, 4 thực hiện phương án 2.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

-         Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.

     Nhóm 1, 2 đo quãng đường vật rơi và thời gian rơi.

             Nhóm 3, 4:  đo quãng đường vật rơi và vận tốc vật rơi.

Bước 3: Thảo luận, báo cáo.

-         Các thành viên trong nhóm thảo luận, đo đạc.

-         Các nhóm ghi kết quả đo đạc vào bảng số liệu, tính toán.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá.

-         GV quan sát, hướng dẫn gợi mở để các nhóm tiến hành thí nghiệm chính xác.

2.3: Xử lí số liệu viết báo cáo thí nghiệm

Bước thực hiện Nội dung các bước
Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ§Yêu cầu xử lí các số liệu thí nghiệm đã thu thập ở phần trước và hoàn thành bài báo cáo thực hành.§Trong quá trình học sinh xử lí, giáo viên có thể hỗ trợ thêm khi các nhóm gặp khó khăn.
Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm§Tiến hành xử lí các số liệu thí nghiệm và hoàn thành bài báo cáo thực hành.
Bước 3  
Bước 4 §Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả giờ thực hành của học sinh.+ Ưu điểm: ………+ Nhược điểm cần khắc phục: ………

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 11 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

 

Giáo án Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Giáo án Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do

Giáo án Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném

Giáo án Vật lí 10 Bài 13: Tổng hợp và phân tích lưc. Cân bằng lực

Giáo án Vật lí 10 Bài 14: Định luật I Newton

Đánh giá

0

0 đánh giá