Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

I. Mục tiêu

1. Về năng lực:

1.1. Năng lực vật lí:

     - Xây dựng được các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Vận dụng được đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường  hợp đơn giản.

     - Vận dụng công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều để làm bài tập và tính toán được các bài toán thực tiễn.

1.2. Năng lực chung:

     - Năng lực tự chủ và tự học:

   + Tự giác tìm tòi, khám phá để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ các ví dụ có trong thực tế về chuyển động thẳng biến đổi đều.

   + Biết nâng cao khả năng tự đọc hiểu SGK

   + Có tinh thần xây dựng bài.

     - Năng lực giao tiếp và hợp tác : có tinh thần xây dựng bài, hợp tác làm việc nhóm.

2. Phẩm chất:

     - Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong thảo luận nhóm, Chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ - bài tập.

     - Trung thực: mạnh dạn nói lên ý kiến góp ý xây dựng bài, bảo vệ cái đúng, nói lên chính kiến của mình thông qua hoạt động nhóm.

     - Trách nhiệm: hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

     - Powerpoint: Thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học.

     - Google Forms.

     - Phần mền Kahoot!

     - CLASSDOJO quản lí lớp học.

     - Phiếu học tập .

     - Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.

     - Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm

2. Học sinh:

     - Điện thoại thông minh (hoặc máy vi tính kết nối Internet).

     - Ôn lại những vấn đề đã được học về độ dịch chuyển, quãng đường đi được, tốc độ, vận tốc

     - SGK, vở ghi bài, giấy nháp, máy tính, thước kẻ, bút. giấy A3 hoặc bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập. (10 phút)

a. Mục tiêu:

- Ôn tập kiến thức cũ, kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.

b. Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: Ôn tập kiến thức cũ và sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Giáo viên đưa trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT, bằng cách quay số ngẫu nhiên chọn học sinh trả lời câu hỏi.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập :

- Học sinh tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi ( ở phụ lục)

- GV quan sát, theo dõi các cá nhân trả lời câu hỏi.

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- HS trả lời câu hỏi, nếu trả lời sai thì các bạn bên dưới được quyền xung phong trả lời thay, ai trả lời đúng thì được quà.

* Kết luận, nhận định:

- Giáo viên tổng kết, nhận xét và góp ý, bổ sung, phát thưởng.

- Giáo viên đặt vấn đề từ câu hỏi 4 phía trên: Ta thấy ở hai trường hợp vận tốc đều biến đổi một lượng như nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau. Chuyển động như trên gọi là chuyển động biến đổi đều. Vậy chuyển động biến đổi đều có những đặc điểm nào đặc trưng? Ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay. Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 55 phút)

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về chuyển động thẳng biến đổi đều: khái niệm, công thức, đồ thị

( 35 phút)

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.

- Nêu được đặc điểm của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Xây dựng và viết được các công thức vận tốc tức thời chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều ứng với các trường hợp khác nhau.

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên:

c. Sản phẩm học tập:

A. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều:

- Chuyển động thẳng biến đổi đều: là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.

- Chuyển động thẳng nhanh dần đều: là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.

- Chuyển động thẳng chậm dần đều: là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.

- Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi theo thời gian.

a=vt

B. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều:

vt=v0+at

+ Chọn thời điểm ban đầu t0 = 0:v=v0+at

+ Nếu tại thời điểm ban đầu, vật bắt đầu chuyển động: v0 = 0 v = a.t

C. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều

Chart, line chartDescription automatically generated

- Đồ thị a: v = at (v0 = 0)  Vật chuyển động nhanh dần đều.

- Đồ thị b: v = v0 + at (a > 0)  Vật chuyển động nhanh dần đều.

- Đồ thị c: v = v0 + at (a < 0) Vật chuyển động chậm dần đều

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành mỗi phiếu học tập

- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm ( qua bảng phân công ở phục lục)

- Yêu cầu nhóm 1,2,3,4 thực hiện  phiếu học tập số 1,2,3,4.

- Tạo thành nhóm mới có đầy đủ các thành viên từ 4 nhóm ( theo kĩ thuật trạm và mảnh ghép).

- Theo thời gian qui định, các nhóm báo cáo vòng tròn hoán đổi sản phẩm đã hoàn thành.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập :

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nghiên cứu tài liệu và thảo luận trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- Báo cáo kết quả và thảo luận, đại diện từng nhóm trình bày.

- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.

- GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận.

* Kết luận, nhận định:

- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Cho HS tự đánh giá, đánh giá chéo hoặc GV đánh giá qua mẫu đánh giá trong phụ lục.

Hoạt động 2.2: Xây dựng công thức tính độ dịch chuyển của chuyển động thẳng biến đổi đều.

( 20 phút)

a. Mục tiêu:

- Xây dựng được các công thức tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Vận dụng được đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản.

- Vận dụng công thức đã xây dựng để làm bài tập.

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên:

c. Sản phẩm học tập:

D. Độ dịch chuyển của chuyển động thẳng biến đổi đều

- Độ lớn độ dịch chuyển bằng diện tích của hình giới hạn bởi các cạnh có độ dài là v và t1, t2 đối với trục hoành.

d = v0t + ½ at2

v2 − v20 = 2a.d

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Chia lớp thành 4 nhóm, hai nhóm hoàn thành một phiếu học tập.

-  Yêu cầu nhóm 1,2 thực hiện  phiếu học tập số 6; nhóm 2,4 thực hiện  phiếu học tập số 7.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập :

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nghiên cứu tài liệu và thảo luận trả lời các câu hỏi của giáo viên

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- Báo cáo kết quả và thảo luận, mỗi PHT chọn đại diện một nhóm báo cáo.

- Học sinh nhóm còn lại thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.

* Kết luận, nhận định:

- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Hoạt động 3: Luyện tập( 15 phút)

a.Mục tiêu:

- Thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận giúp HS củng cố lại kiến thức.

- HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập về đọc đồ thị và vẽ đồ thị của chuyển động thẳng.

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên.

c. Sản phẩm học tập: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa ( kết quả thực hiện phiếu học tập số 8)

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Chia lớp thành 4 nhóm cùng hoàn thành phiếu học tập số 8.

- Sử dụng mỗi nhóm 1 loại màu bút, sau khi hoàn thành xong các nhóm trao đổi cho nhau và xem xét chỉnh sửa.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập :

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nghiên cứu tài liệu và thảo luận trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- Báo cáo kết quả và thảo luận, mỗi PHT chọn đại diện 1 nhóm báo cáo.

- Học sinh nhóm còn lại thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.

* Kết luận, nhận định:

- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Hoạt động 4: Vận dụng( 10 phút)

a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.

- Vận dụng kiến thức đã học về chuyển động thẳng biến đổi đều vào những tình huống thực tế.

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân.

c. Sản phẩm học tập: Bài tự làm vào vở ghi của HS; biết được 1 số tình huống thực tế liên hệ CĐTBĐĐ.

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

+ Ôn tập: HS học bài và làm bài tập trang 43 SGK.

+ Sử dụng phần mềm google form làm bài tập.

+ Mở rộng: nêu vài tình huống thực tế liên quan đến chuyển động thẳng biến đổi đều.

+ Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 10: Sự rơi tự do

* Thực hiện nhiệm vụ học tập :

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu và thảo luận trả lời các câu hỏi gơi ý của giáo viên.

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ, gợi ý Hs .

* Báo cáo kết quả, thảo luận:

- Hs trình bày kết  quả tìm hiểu của cá nhân

- Hs khác nhận xét bổ sung

* Kết luận, nhận định:

- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

IV.PHỤ LỤC

TRÒ CHƠI HỘP QUÀ BÍ MẬT

Câu 1.    Thế nào là chuyển động biến đổi?

Trả lời: là chuyển động có vận tốc thay đổi.

Câu 2.    Đại lượng nào đặc trưng cho sự biến thiên nhanh chậm của vận tốc? Kí hiệu và đơn vị của đại lượng này?

Trả lời: Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh chậm của vận tốc là gia tốc. Kí hiệu: a. Đơn vị: m/s2

Câu 3.    Em hãy nêu một ví dụ, vật chuyển động có tốc độ liên tục thay đổi?

Trả lời: xe bắt đầu chuyển động, tốc độ của xe tăng dần.

Câu 4.    Hình bên dưới mô tả sự thay đổi vị tri và vận tốc của ô tô, người sau những khoảng thời gian bằng nhau. Hai chuyển động này có gì giống nhau, khác nhau?

DiagramDescription automatically generated with medium confidence

Trả lời:

Giống nhau: Vận tốc đều thay đổi một lượng bằng nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau.

Khác nhau : Xe ô tô chuyển động nhanh dần, vận động viên chuyển động chậm dần.

 

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 9 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 9 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị dịch chuyển - thời gian

Giáo án Vật lsi 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc

Giáo án Vật lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do

Giáo án Vật lí 10 Bài 11: Thực hành đo gia tốc rơi tự do

Giáo án Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá