SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 65 Bài 19: Các loại va chạm

365

Với giải Câu hỏi trang 65 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 19: Các loại va chạm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 65 Bài 19: Các loại va chạm

Câu 19.4 trang 65 SBT Vật lí lớp 10: Trong các vụ tại nạn trực diện, đầu xe là phần bị hư hại nhiều nhất (bị biến dạng hoặc thậm chí vỡ thành các mảnh nhỏ) như Hình 19.1. Tại sao các kĩ sư lại không thiết kế đầu xe bằng các vật liệu cứng hơn để hạn chế thiệt hại khi va chạm.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về va chạm đàn hồi.

Lời giải:

Khi thiết kế xe, sự an toàn của hành khách phải được đặt lên hàng đầu. Đầu xe được chế tạo từ vật liệu có độ cứng thấp và tính đàn hồi cao (như thép, nhôm, …) để hấp thụ bớt phần động năng của hai xe khi va chạm. Khi đó, động năng của hai xe chuyển hóa một phần thành năng lượng làm biến dạng đầu xe hoặc động năng của các mảnh vỡ. Trong khi đó, khung bao quanh khoang ca bin sẽ được chế tạo từ vật liệu có độ cứng cao, độ biến dạng thấp để chống lại ngoại lực tác dụng khi va chạm và bảo vệ người ngồi trong xe.

Câu 19.5 trang 65 SBT Vật lí lớp 10: Đồ thị trong Hình 19.2 mô tả sự phụ thuộc của độ lớn F tác dụng lên một chất điểm theo thời gian. Biết chất điểm có khối lượng 1,5 kg và ban đầu ở trạng thái nghỉ. Xác định tốc độ của chất điểm tại các thời điểm:

a) t = 3 s.                                 b) t = 5 s.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lực tác dụng theo thời gian.

Lời giải:

a) Δp=F.Δtvt=3s=F.Δtm=8m/s.

b) Δp=F.Δtvt=5svt=3s=F.Δtmvt=5s=vt=3s+F.Δtm5,33m/s.

Câu 19.6 trang 65 SBT Vật lí lớp 10: Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một khối gỗ lớn treo lơ lửng bằng dây nhẹ, không dãn. Sau khi va chạm, viên đạn ghim vào trong khối gỗ. Sau đó, toàn bộ hệ khối gỗ và viên đạn chuyển động như một con lắc lên độ cao h (Hình 19.3). Xét viên đạn có khối lượng m1 = 5 g, khối gỗ có khối lượng m2 = 1 kg và h = 5 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí.

  (ảnh 1)

a) Tính vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.

b) Tính tốc độ ban đầu của viên đạn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về va chạm mềm.

Lời giải:

a) Chọn gốc thế năng tại vị trí thấp nhất của con lắc.

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hệ ngay sau khi va chạm cho đến khi con lắc đạt độ cao cực đại:            12(m1+m2).v2=(m1+m2).g.hv=2g.h0,99m/s.

b) Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ khối gỗ - viên đạn ngay trước và sau va chạm:

m1.v0=(m1+m2).vv0=(m1+m2).vm1.

Ta có tốc độ ban đầu của viên đạn là: v0=(m1+m2).vm1198,99m/s.

Đánh giá

0

0 đánh giá