SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 68 Bài 20: Động học của chuyển động tròn

220

Với giải Câu hỏi trang 68 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 20: Động học của chuyển động tròn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 68 Bài 20: Động học của chuyển động tròn

Câu 20.1 trang 68 SBT Vật lí lớp 10: Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ rad (radian) sang độ và ngược lại, từ độ sang rad, hệ thức nào sau đây không đúng?

A. α0=1800π.αrad                                      

B. 600=1800π.π3rad

C. 450=1800π.π8rad                                   

D. π2rad=1800π.π2

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về định nghĩa radian: 1rad=1800π57,29580.

Lời giải:

 

Đáp án sai: C vì 450=1800π.π4rad.

=> Chọn C

Câu 20.2 trang 68 SBT Vật lí lớp 10: Xét một cung tròn chắn bởi góc ở tâm bằng 1,8 rad. Bán kính đường tròn này bằng 2,4 cm. Chiều dài của cung tròn này và diện tích của hình quạt giới hạn bởi cung tròn này có độ lớn lần lượt bằng

A. 2,16 cm và 5,18 cm2.                                 B. 4,32 cm và 10,4 cm2.

C. 2,32 cm và 5,18 cm2.                                  D. 4,32 cm và 5,18 cm2.2

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về chiều dài cung tròn:

Khi góc chắn cung có số đo là α (radian) thì chiều dài cung tròn sẽ bằng: s=α(radian).R.

Lời giải:

Chiều dài cung tròn: 1,8.2,4 = 4,32 cm.

Diện tích phần hình quạt: 12.2,42.1,85,18cm2.

=> Chọn D

Câu 20.3 trang 68 SBT Vật lí lớp 10: Một chất điểm M thực hiện chuyển động tròn đều như Hình 20.1.

  (ảnh 1)

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. A là vecto vận tốc, B là vecto gia tốc.                                    

B. B là vecto vận tốc, A là vecto gia tốc.

C. B là vecto vận tốc, D là vecto gia tốc.

D. C là vecto vận tốc, D là vecto gia tốc.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về vecto vận tốc và gia tốc trong chuyển động tròn.

Lời giải:

Vận tốc trong chuyển động tròn đều có:

- Phương: Tiếp tuyến với quỹ đạo (đường tròn).

- Chiều: Theo chiều chuyển động.

- Độ lớn: Không đổi, bằng v=ω.R.

=> B là vecto vận tốc.

Gia tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

- Phương: Trùng với bán kính

- Chiều: Hướng vào tâm của vòng tròn quỹ đạo (nên có tên là gia tốc hướng tâm)

- Độ lớn: Không đổi và bằng: aht=v2R=ω2.R

=> D là vecto gia tốc.

=> Chọn C

Đánh giá

0

0 đánh giá