Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết (Văn 7)

480

Tài liệu tác giả tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết lớp 7.

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Dân gian

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết thuộc thể loại tục ngữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (CB), NXB Văn hóa thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết. Câu tục ngữ số 1 giải thích về hiện tượng: Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày, trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối. Câu số 2 giải thích: vào đêm, trăng có quầng thì ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. Câu 3 giải thích: Khi trời nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão. Câu 4 giải thích: kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm. Câu số 5 giải thích: khi chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa. Tương tự như vậy, nếu chuồn chuồn bay cao thì nghĩa là lượng hơi nước trong không khí rất thấp, mây sẽ ít và trời sẽ có nắng ấm. Câu số 6: Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. 

5. Bố cục bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết có bố cục gồm 6 phần:

- Phần 1: Câu tục ngữ số 1

- Phần 2: Câu tục ngữ số 2

- Phần 3: Câu tục ngữ số 3

- Phần 4: Câu tục ngữ số 4

- Phần 5: Câu tục ngữ số 5

- Phần 6: Câu tục ngữ số 6

6. Giá trị nội dung

- Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết.

7. Giá trị nghệ thuật

- Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc

III. Tìm hiểu chi tiết

1. Câu tục ngữ số 1

“Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối”

- Giải thích: Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối.

2. Câu tục ngữ số 2

“Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”

- Giải thích: 

+ Trăng quầng thường tương ứng với khi thời tiết oi bức hoặc rất ít mây. Đó chính là hiện tượng con người thường thấy trong những ngày trời oi, khô ráo, ít hơi nước, ít mây. Vì vậy, khi nhìn thấy vòng hào quang này, người ta thường dự đoán rằng trời sẽ còn oi bức và khô trong những ngày tiếp theo.

+ Trăng tán: Khi trên tầng cao khí quyển có lớp mây dầy, chứa nhiều nước đóng băng, ánh sáng từ mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần, do đó không tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, thậm chí bị tán sắc rõ rệt. Lúc này hào quang quanh mặt trăng không phải một vòng sáng trắng rộng mà thường là một vùng hào quang nhiều màu (hơi giống cầu vồng) bao quanh và không tách biệt hẳn ra với đĩa sáng mặt trăng như đối với khi trời oi, khô. Điều này dẫn đến kinh nghiệm rằng khi mặt trăng có "tán" như vậy thì tức là trời đang có nhiều mây và rất dễ sớm có mưa.

→ Câu tục ngữ giúp chúng ta dự báo thời tiết: vào đêm , trăng có quầng thì ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. Đó là kinh nghiệm dùng để dự báo thời tiết của ông cha ta ngày xưa.

3. Câu tục ngữ số 3

“ Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”

- Giải thích: Đây chính là kinh nghiệm dự báo thời tiết của cha ông ta xưa. Khi trời nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão.

- Giá trị kinh nghiệm : giúp con người phòng tránh trước hiện tượng bão và sắp xếp thời gian, công việc một cách hợp lí. 

4. Câu tục ngữ số 4

“Tháng giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân”

- Giải thích:

+“Tháng giêng rét đài”: tháng giêng là thời điểm giữa mùa đông, miền Bắc đón những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, rét đậm (nhiều nơi có băng giá) làm hoa rụng cánh, còn trơ lại đài hoa

+ “tháng Hai rét lộc”: tháng hai là thời điểm nửa cuối mùa đông nên thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn, cây cỏ đâm chồi nảy lộc

+ “tháng Ba rét nàng Bân”: rét ngắn ngắn, đợt cuối mùa đông, thường vào tháng ba

→ Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm

5. Câu tục ngữ số 5

“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

- Giải thích:

+ Dựa vào loài chuồn chuồn - một loại côn trùng có cánh mà họ đã có thể phán đoán tình hình thời tiết. 

+ Nếu chuồn chuồn bay ở trên cao nghĩa là trời sẽ có nắng. 

+ Nếu bay ở tầm trung, vừa thì trời râm mát. 

+ Còn nếu bay thấp sát dưới mặt nước ao hồ, thì nghĩa là trời sắp mưa. 

→ Điều này được đúc kết từ sự quan sát tỉ mỉ rồi đúc kết ra của thế hệ trước.

- Cho đến ngày nay, câu ca dao này vẫn đúng và được dùng phổ biến. 

- Nó đã được giải thích rõ hơn nhờ vào khoa học: 

+ Hiện tượng này liên quan đến lượng hơi nước có trong không khí. 

+ Nếu trong không khí có rất nhiều hơi nước thì nghĩa là quá trình ngưng tụ mây đang diễn ra rất nhanh, đã đến giai đoạn bão hòa, sắp tạo nên mưa. 

+ Lượng hơi nước đó tạo áp lực lên đôi cánh mỏng của chuồn chuồn khiến chúng không thể bay lên cao, đành phải sà xuống thấp. 

→ Vì vậy, khi chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa. Tương tự như vậy, nếu chuồn chuồn bay cao thì nghĩa là lượng hơi nước trong không khí rất thấp, mây sẽ ít và trời sẽ có nắng ấm.

6. Câu tục ngữ số 6

“Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối”

 

- Câu tục ngữ chính là sự quan sát của người nông dân xưa về các hiện tượng tự nhiên của trời đất để đúc rút ra câu tục ngữ này.

- Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. 

+ Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn. 

+ Sự chênh lệch về thời gian ban đêm và ban ngày của tháng năm và tháng mười là rất khác nhau.

→ Đó là những bài học cho con người trong kinh nghiệm về thời tiết, về thiên nhiên và sản xuất.

- Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu tục ngữ đúng đắn trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. 

- Giải thích bằng khoa học:

+ Vì Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

+ Vào mùa hè bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên có ngày dài hơn đêm. Mùa đông bán cầu Bắc ngả ra xa Mặt Trời nên có ngày ngắn hơn đêm.

→ Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều những câu tục ngữ được đúc rút từ những kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa vô cùng hay và ý nghĩa, một trong số đó là đề tài về thiên nhiên và lao động sản xuất, giúp giúp con người phòng tránh trước hiện tượng thiên nhiên và sắp xếp thời gian, công việc một cách hợp lí.

Đánh giá

0

0 đánh giá