Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương (Văn 7)

514

Tài liệu tác giả tác phẩm Tục ngữ và sáng tác văn chương Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tục ngữ và sáng tác văn chương lớp 7.

Tục ngữ và sáng tác văn chương - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Sưu tầm

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại

Tục ngữ và sáng tác văn chương thuộc thể loại nghị luận văn học

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Sưu tầm

3. Phương thức biểu đạt

Tục ngữ và sáng tác văn chương có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương

Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Truyện Nàng Bân với câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân và truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay với câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn là hai ví dụ tiêu biểu

5. Bố cục bài Tục ngữ và sáng tác văn chương

Tục ngữ và sáng tác văn chương có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “là vì thế’: Câu tục ngữ xuất hiện trong truyện Nàng Bân

Phần 2: Còn lại: Câu tục ngữ xuất hiện trong truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay

6. Giá trị nội dung

- Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.

7. Giá trị nghệ thuật

- Dẫn chứng cụ thể, hợp lí

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

III. Tìm hiểu chi tiết

1. Câu tục ngữ Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân trong truyện Nàng Bân

- Tóm tắt truyện Nàng Bân:

+ Nàng Bân – con gái của Ngọc Hoàng có phần chậm chạp, vụng về

+ Tuy vậy, Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu vẫn yêu thương nàng

+ Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu bàn nhau cho nàng Bân lấy chồng để biết thêm công việc nội trợ

+ Nàng Bân rất yêu chồng nên khi trời rét đến nàng may cho chồng một cái áo

+ Tuy nhiên, vì nàng Bân vụng về nên đến khi trời hết rét thì áo mới may xong

+ Khi thấy con gái buồn rầu, Ngọc Hoàng bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng Bân mặc thử áo

+ Từ đó, hằng năm cứ vào tháng Ba tuy mùa rét đã qua nhưng tự nhiên rét lại vài hôm. Người ta gọi đó là Rét nàng Bân

→ Đây cũng chính là nguồn gốc câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân

+“Tháng giêng rét đài”: tháng giêng là thời điểm giữa mùa đông, miền Bắc đón những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, rét đậm (nhiều nơi có băng giá) làm hoa rụng cánh, còn trơ lại đài hoa

+ “tháng Hai rét lộc”: tháng hai là thời điểm nửa cuối mùa đông nên thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn, cây cỏ đâm chồi nảy lộc

+ “tháng Ba rét nàng Bân”: rét ngắn ngắn, đợt cuối mùa đông, thường vào tháng ba

→ Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm

2. Câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn xuất hiện trong “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay

- Tóm tắt “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay

+ Nhân vật “tôi” đang ngủ thì thằng Cò gọi dậy. Nhân vật “tôi” nhìn thấy biết bao nhiêu loài chim.

+ Nhân vật “tôi” và Cò choáng ngợp trước biển chim trời bao la và ước được dừng thuyền lại vài hôm để bắt chim

+ Tía nói: chim về ở trên vùng đất của ai thì thuộc tài sản của người đó

- Giải thích câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn:

+ Chim trời trên trời, cá dưới nước là của cải thiên nhiên ban tặng,  không của riêng ai nên sự chiếm hữu là không hạn chế.

→ Bài học mở rộng: Khi văn minh loài người ngày càng nâng cao, việc khai thác của cải thiên nhiên không thể vô hạn. Chúng ta phải biết khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tránh lãng phí và biết bảo vệ những loài động vật quý hiếm.

Đánh giá

0

0 đánh giá