Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội (Văn 7)

448

Tài liệu tác giả tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội lớp 7.

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Dân gian

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội thuộc thể loại tục ngữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016

3. Phương thức biểu đạt

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội. Đó là những điều: Sống có đức thì sẽ gặp điều tốt lành, cần biết ơn người đã giúp đỡ ta, cần nhớ ơn thầy cô, học tập bạn bè cũng là điều cần thiết trong cuộc sống, không nản lòng khi gặp khó khăn, cần kiên trì trong cuộc sống.

5. Bố cục bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội có bố cục gồm 9 phần:

- Phần 1: Câu tục ngữ số 1

- Phần 2: Câu tục ngữ số 2

- Phần 3: Câu tục ngữ số 3

- Phần 4: Câu tục ngữ số 4

- Phần 5: Câu tục ngữ số 5

- Phần 6: Câu tục ngữ số 6

- Phần 7: Câu tục ngữ số 7

- Phần 8: Câu tục ngữ số 8

- Phần 9: Câu tục ngữ số 9

6. Giá trị nội dung

- Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội.

7. Giá trị nghệ thuật

- Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc

III. Tìm hiểu chi tiết tác

1. Câu tục ngữ số 1

“Ở hiền gặp lành”

- Giải thích:

+ Ở hiền gặp lành” là sự ứng xử, hành động của mình đối với người khác. 

+  “Ở hiền” nghĩa là trong cuộc sống con người ăn ở hiền lành, không làm hại người xung quanh. 

+ “Gặp lành” có nghĩa là trong cuộc sống con gặp những điều may mắn, những điều tốt lành. Khi gặp những điều xấu, được hóa giải từ điều xấu sang điều may mắn, an lành. 

+ “Ở hiền gặp lành” được hiểu theo nghĩa bóng đó là những người có cách sống hiền lành đúng với luân thường đạo lý sẽ gặp những điều tốt trong cuộc sống.

-  Nếu ta tốt bụng, ăn ở tử tế, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng đáng, những điều tốt lành sẽ đến với ta.

- Chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền đều gặp lành. Mỗi chúng ta không những cần hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.

→ Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái. Đó là một phương châm xử thế tích cực, dù có khi tạm thời cái tiêu cực đang lấn át, người lương thiện bị thua thiệt.

2. Câu tục ngữ số 2

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

- Giải thích:

+ Nghĩa đen: Khi được ăn quả ngọt, cần nhớ đến người trồng cây, chăm sóc để tạo ra chúng.

+ Nghĩa bóng: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

- Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn ghi nhớ công ơn thế hệ đi trước - những người có công ơn xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đó cũng là lời nhắn nhủ của ông cha với con cháu ngày hôm nay, khi được hưởng bất cứ thành quả nào cũng cần nhớ đến người đã làm ra nó.

→ Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người về bài học của sự biết ơn. Đây là một nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3. Câu tục ngữ số 3

“Không thầy đố mày làm nên”

- Giải thích:

+ “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt.

+ Nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được.

- Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ: 

+ Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta

→ Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày” đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

4. Câu tục ngữ số 4

“ Học thầy không tày học bạn”

- Giải thích:

+ Nghĩa đen của câu tục ngữ trên có nghĩa là trong nhiều trường hợp thì học từ thầy chưa chắc đã hiệu quả bằng học từ bạn bè. 

+ Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng câu tục ngữ nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của người thầy. 

+ Tuy nhiên, câu tục ngữ không hề có ý định hạ thấp hay xem nhẹ vai trò của người thầy mà muốn khẳng định ngoài học tập từ thầy cô chúng ta còn có thể học từ bạn bè xung quanh để mở rộng phạm vi kiến thức, phát huy những tri thức thực tế của bản thân để hoàn thiện mình.

→ Qua câu tục ngữ đã cho ta thấy cái nhìn về phương pháp học tập không chỉ ở thầy cô mà còn ở ngay chính bạn bè của mình. 

Bên cạnh việc học tập trong sách vở, học từ thầy cô thì chúng ta còn cần mở rộng phạm vi và đối tượng để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng nhất, phục vụ cho đời sống.

5. Câu tục ngữ số 5

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay trèo”

- Giải thích:

+ “Sóng cả” là sóng lớn, sóng to. 

+ “Ngã tay chèo” là chèo không vững, đuối sức, đuối tay không chống nổi sóng gió. + Lấy chuyện chèo thuyền trên sông biển nếu gặp bão tố, thì phải chắc tay chèo đưa thuyền vượt lên. 

+ Nếu đuối sức, chèo không vững, thì gặp nạn, thuyền đắm sẽ mất người mất của.

→ Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên ta phải quyết tâm  vững vàng, không nản lòng khi gặp khó khăn, quyết tâm gắng sức giành thắng lợi.

6. Câu tục ngữ số 6

“ Có công mài sắt, có ngày nên kim”

- Giải thích: 

+ Nghĩa đen: “sắt” thường là những thanh sắt lớn dài, bề ngoài sần sùi, xấu xí và lại vô cùng cứng rắn. Còn “kim” lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng, nhẵn nhụi, dùng để may vá quần áo. Nếu chúng ta biết cố gắng, biết nỗ lực kiên trì, thì chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ mài được chiếc kim nhỏ bé, sáng đẹp từ một khối sắt xấu xí.

+ Nghĩa bóng: Sắt” chính những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc, học tập mà chúng ta gặp phải trên con đường thực hiện lý tưởng, cũng như mơ ước nguyện vọng của mình. 

 Còn “kim” chính là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình cần đạt tới, mong muốn đạt tới trong cuộc sống.

→ “Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng như lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện

7. Câu tục ngữ số 7

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Giải thích:

- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé thì sẽ không làm nên khu rừng rộng lớn.

- Nghĩa bóng:

+ “Một cây”: chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc

+ “Ba cây”: chỉ một tập thể to lớn

+ “chụm lại”: sự đoàn kết, hợp nhất một lòng

+ “núi cao”: đích đến, thành công hay thắng lợi

→ Như vậy, câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

→ Bài học: 

- Con người cần thấy được vai trò của sự đoàn kết.

- Từ đó, chúng ta cũng cần ý thức trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng.

8. Câu tục ngữ số 8

“Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông”

- Giải thích:

Nghĩa đen: 

+ “thuận” chỉ ra cùng một phía, một hướng, nói đến cùng một hướng, và song song với nhau hướng về một điểm

+ "Biển Đông": Vùng biển nằm ở phía Đông của đất nước, là vùng biển rộng, giàu tài nguyên, tiếp giáp với Thái Bình Dương - một trong bốn đại dương của thế giới.

Nghĩa bóng:

+ "Thuận": Chỉ sự đồng lòng, thống nhất trong ý kiến và suy nghĩ 

+ "Biển Đông": Những khó khăn, thử thách xuất hiện trong tình bạn

→ Tình bạn là thứ vô cùng quý giá, phải biết trân trọng tình bạn thì tình bạn mới bền lâu, có bạn bè đồng lòng thì cũng có thể tát cạn cả biển Đông.

9. Câu tục ngữ số 9

“Mất của dễ tìm

Mất lòng khó kiếm”

- Giải thích:

+ “Mất của dễ tìm”: Nếu mất đi của cải, tiền bạc, tài sản ta có thể làm lụng chăm chỉ để kiếm lại được

+ “Mất lòng khó kiếm”: Nếu đã làm mất lòng người khác, rất khó để lấy lại được tình cảm từ người đó với ta

→ Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên sống đúng mực, hài hòa, đối xử tốt với mọi người xung quanh, không nên làm mọi người buồn vì ta

Đánh giá

0

0 đánh giá