Tài liệu tác giả tác phẩm Con hổ có nghĩa Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Con hổ có nghĩa lớp 7.
Con hổ có nghĩa - Ngữ văn lớp 7
- Vũ Trinh (1759-1818)
- Tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh Lan Trì Ngư Giả.
- Quê: trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh)
- Ông đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn
1. Thể loại
Con hổ có nghĩa thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm Con hổ có nghĩa được trích từ tập “Lan trì kiến văn lục”.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Con hổ có nghĩa có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Người kể chuyện
Văn bản Con hổ có nghĩa được kể theo ngôi thứ ba
5. Tóm tắt văn bản Con hổ có nghĩa
- Câu chuyện thứ nhất: Hổ cái đau đẻ, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Bà đỡ cho hổ cái uống thuốc, xoa bóp bụng và giúp hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ và đền ơn bà cục bạc.
- Câu chuyện thứ hai: Bác tiểu mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ đền ơn bác cả khi sống và khi chết.
6. Bố cục bài Con hổ có nghĩa
Con hổ có nghĩa có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “bà mới sống qua được”): Câu chuyện của con hổ với bà Trần
- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu
7. Giá trị nội dung
Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người
8. Giá trị nghệ thuật
- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…
1. Câu chuyện của con hổ với bà Trần
- Hổ cái sắp sinh con
- Hổ đực đi tìm bà đỡ Trần
- Hố đực lao tới cõng bà, chạy như bay xuyên qua bụi rậm, gai góc. Hổ luôn luôn bảo vệ sự an toàn cho bà đỡ
→ Hành động khẩn trương, quyết liệt, thể hiện tình cảm, sự lo lắng của hổ đối với người thân
- Thái độ của bà Trần: lúc đầu bà rất sợ, sau đó bà đồng ý đỡ đẻ cho hổ cái
- Cách trả ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính, lưu luyến, tặng bà một bọc bạc để bà sống qua năm mất mùa, đói kém
⇒ Hổ thủy chung, biết ơn và đền đáp ơn nghĩa cho người đã giúp đỡ mình
2. Câu chuyện của hổ với bác tiều phu
- Hổ bị hóc xương, đau đớn, bất lực
- Bác tiều phu thò tay vào cổ, lấy xương ra cho hổ
→ Sự can đảm và lòng yêu thương loài vật
- Hành động trả ơn của hổ:
+ Khi bác còn sống: mang nai đến trả ơn
+ Khi bác mất: hổ tỏ lòng thương xót, đến dụi đầu vào quan tài, từ đó, đến ngày giỗ bác, hồ mang dê, lợn đến tế
→ Đề cao ân nghĩa thủy chung
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.