Soạn bài Ngữ văn 7 Kết nối tri thức: Con hổ có nghĩa

1.1 K

Tài liệu soạn bài Con hổ có nghĩa Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Con hổ có nghĩa

Sau khi đọc

Ngữ văn 7 trang 16 Câu 1: Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc lại văn bản để tìm câu trả lời

Trả lời:

- Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái.

- Bác tiều phu giúp con hổ trán trắng lấy khúc xương bò mắc ngang họng ra.

=> Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ rất tận tình, bằng cả tấm lòng.

Ngữ văn 7 trang 16 Câu 2: Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Phương pháp giải:

Em đọc lại văn bản để tìm câu trả lời

Trả lời:

- Bà đỡ Trần: Sau khi bà đỡ Trần giúp đỡ hai vợ chồng nhà hổ, hổ đực đào lên một cục bạc trả ơn bà đỡ, giúp bà vượt qua mùa đói kém.

- Bác tiều phu: Hổ biết ơn, từ đó nhớ lời bác tiều, mang con mồi săn được tới đặt trước nhà. Khi bác tiều mất, hổ tới thăm, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều nó lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác.

=> Những chú hổ có tình nghĩa, báo ơn những người đã từng giúp đỡ mình.

Ngữ văn 7 trang 16 Câu 3: Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Trả lời:

Đó đều là những tiếng gầm của sự biết ơn, những tiếng gầm như một lời chào tạm biệt, như một lời cảm ơn. Như tiếng gầm của chú hổ chuyện bác tiều phu còn là tiếng gầm của sự đau xót.

Ngữ văn 7 trang 16 Câu 4: Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Trả lời:

Văn bản đã để cao lối sống ân nghĩa thủy chung của con người thông qua hình tượng chú hổ. Hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn, hổ được chọn làm nhân vật đã khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc hơn. Chi tiết “chú hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.” là chi tiết đã để lại ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Bởi vì hành động đó của chú hổ không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa.

Ngữ văn 7 trang 16 Câu 5: Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Trả lời:

Tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản để nhấn mạnh thêm ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. Tác giả đã ghép hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng một nội dung về sự giúp đỡ của con người với loài hổ và sự báo đáp của chúng.

Nếu bớt đi một câu chuyện thì ý nghĩa của văn bản sẽ bị giảm bớt. Hai câu chuyện như bổ sung cho nhau, tác động qua lại với nhau. Chú hổ ở câu chuyện thứ nhất đại diện cho lối sống biết đền ơn cho người đã giúp đỡ mình lúc hoạn nạn. Chú hổ ở câu chuyện thứ hai không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa. Nhờ hai câu chuyện mà tác giả đã đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người

Ngữ văn 7 trang 16 Câu 6: Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Trả lời:

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Chi tiết mà em ấn tượng nhất là chi tiết hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều phu ở câu chuyện thứ hai. Dù bác tiều còn sống hay đã mất, con hổ vẫn luôn nhớ và đem thức ăn đến cho bác. Cái đáng quý nhất ở chi tiết này chính là lòng biết ơn của con hổ. Thật cảm động và đáng khâm phục biết bao trước hành động của con hổ. Trong tâm khảm của con hổ, hình ảnh vị ân nhân đã cứu sống mình là không bao giờ phai nhạt.

Đánh giá

0

0 đánh giá