Với giải Câu hỏi trang 94 SGK Hoá học10 Chân trời sáng tạo trong Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 94 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Mở đầu trang 94 Hóa học 10: Trong tự nhiên có những phản ứng xảy ra rất nhanh, như phản ứng nổ của pháo hoa, phản ứng cháy của que diêm, … nhưng cũng có những phản ứng xảy ra chậm hơn, như quá trình oxi hóa các kim loại sắt, đồng trong khí quyển, sự ăn mòn vỏ tàu biển làm bằng thép,… Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học cần dùng đại lượng nào? Cách tính ra sao?
Lời giải:
Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học ta dùng đại lượng tốc độ phản ứng hóa học.
- Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/ (đơn vị thời gian).
+ Xét phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → cC + dD
+ Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức:
+ Trong đó:
k là hằng số tốc độ phản ứng;
CA; CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.
- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
(mo-dau-trang-94-hoa-hoc-10-1)
Trong đó:
: tốc độ trung bình của phản ứng
∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ
∆t = t2 – t1 : biến thiên thời gian
C1, C2 là nồng độ của một chất tại hai thời điểm tương ứng t1 và t2.
1. Tốc độ phản ứng
Câu hỏi 1 trang 94 Hóa học 10: Quan sát hình trong phần Khởi động, nhận xét về mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hóa học xảy ra trong đám cháy lá cây khô và thân tàu biển bị oxi hóa trong điều kiện tự nhiên
Lời giải:
Phản ứng cháy xảy ra nhanh hơn, có phát sáng và tỏa nhiệt mạnh, lá cây nhanh chóng bị chuyển thành tro.
Phản ứng oxi hóa kim loại trong thân tàu trong điều kiện tự nhiên xảy ra chậm hơn, một thời gian mới xuất hiện gỉ kim loại, không phát sáng, không tỏa nhiệt mạnh.
Xem thêm các bài giải SGK Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 94 Hóa học 10: Trong tự nhiên có những phản ứng xảy ra rất nhanh, như phản ứng nổ của pháo hoa, phản ứng cháy của que diêm..
Luyện tập trang 95 Hóa học 10: Xét phản ứng phân hủy N2O5 ở 45oC: N2O5(g) → N2O4(g) + O2(g). Sau 184 giây đầu tiên, nồng độ của N2O4 là 0,25M...
Luyện tập trang 96 Hóa học 10: Cho phản ứng đơn giản sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)...
Bài 1 trang 97 Hóa học 10: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g)..
Bài 3 trang 97 Hóa học 10: Cho phản ứng: 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g). Sau thời gian từ giây 61 đến giây 120, nồng độ NO2 tăng từ 0,30 M lên 0,40 M...
Xem thêm các bài giải SGK Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài 16: Các yếu tố ảnh hướng đến tốc độ phản ứng hoá học
Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.