Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 96 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

517

Với giải Câu hỏi trang 96 SGK Hoá học10 Chân trời sáng tạo trong Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 96 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

Câu hỏi 4 trang 96 Hóa học 10: Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng hoặc giảm nồng độ chất phản ứng

Lời giải:

Theo định luật tác dụng khối lượng tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng.

⇒ Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ chất phản ứng. Ngược lại, tốc độ phản ứng giảm khi giảm nồng độ chất phản ứng.

Câu hỏi 5 trang 96 Hóa học 10: Trong tự nhiên và cuộc sống, có nhiều phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ khác nhau phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng, tìm các ví dụ minh họa

Lời giải:

- Khi ở nơi đông người trong không gian kín, ta cảm thấp khó thở và phải thở nhanh hơn.

Giải thích: Oxygen duy trì sự hô hấp, khi ở nơi đông người trong không gian kín nồng độ oxygen thấp hơn.

⇒ Nồng độ oxygen trong không khí không đủ để cung cấp cho mọi người.

⇒ Ta cảm thấp khó thở và phải thở nhanh hơn.

- Bệnh nhân suy hô hấp cần thở oxygen thay vì không khí (chứa 21% thể tích oxygen).

Giải thích: Bệnh nhân suy hô hấp khó khăn trong việc tự thở, dẫn đến thiếu oxygen cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Trong bình khí nén oxygen, nồng độ oxygen cao hơn nồng độ oxygen có trong không khí giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn, cung cấp đủ oxygen cho các tế bào, giúp duy trì sự sống.

Luyện tập trang 96 Hóa học 10Cho phản ứng đơn giản sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)

a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên

b) Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2?

Lời giải:

H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)

a) Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng viết theo định luật là:

v=k.CH2.CCl2

b) Nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2

⇒ v'=k.CH22.CCl2=v2

Vậy tốc độ phản ứng giảm một nửa khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2

Vận dụng trang 96 Hóa học 10: Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống, hãy sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần:

Nướng bánh mì (1)

Đốt gas khi nấu ăn (2)

Lên men sữa chua tạo sữa chua (3)

Tấm tôn thiếc bị gỉ sét (4)

Lời giải:

Sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần: (2) > (1) > (3) > (4)

Đánh giá

0

0 đánh giá