Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 135

1.2 K

Với giải Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 135 chi tiết trong Bài 27: Tham số của hàm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Tin học 10. Mời các bạn đón xem: 

Tin học 10 Chân trời sáng tạo trang 135

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 135 Tin học 10: Thiết lập hàm power(a, b, c) với a, b, c là các số nguyên. Hàm trả lại giá trị (a+b)c

Lời giải:

def power(a,b,c):

    m=a+b;

    s=1

    for i in range(1,c+1):

        s=s*m

    return s

Luyện tập 2 trang 135 Tin học 10: Thiết lập hàm change() có hai tham số là xâu ho_ten và số c. Hàm sẽ trả lại xâu kí tự ho_ten là chữ in hoa nếu c = 0. Nếu tham số c khác 0 thì hàm trả lại xâu ho_ten là chữ in thường.

Lời giải:

def change(s,c):

    if c==0:

        return s.upper()

    else:

        return s.lower()

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 135 Tin học 10: Viết chương trình thực hiện: Nhập hai số tự nhiên từ bàn phím, hai số cách nhau bởi dấu phẩy, in ra ước chung lớn nhất(ƯCLN) của hai số.

Lời giải:

Chương trình:

def UCLN(a,b):

    r = a % b

    while r != 0:

        a = b

        b = r

        r = a % b

    return b

s=input("Nhập hai số tự nhiên")

A=s.split(" ")

a=int(A[0])

b=int(A[1])

print("ƯCLN của a và b là: ",UCLN(a,b)) 

Vận dụng 2 trang 135 Tin học 10: Viết chương trình thực hiện: Nhập n số tự nhiên từ bàn phím, hai số cách nhau bởi dấu cách. Tính và in ra tổng của các số này.

Lời giải:

def tinhTong(A):

    t=0

    for i in range(0, len(A)):

         t=t+int(A[i])

    return t

s=input("Nhập dãy các số")

A=s.split(" ")

print(tinhTong(A))

Đánh giá

0

0 đánh giá