Hoá học 10 Cánh Diều trang 44 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

378

Với giải Câu hỏi trang 44 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 44 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Câu hỏi 6 trang 44 Hóa học 10: Al(OH)3 thể hiện tính acid, tính base trong phản ứng nào trong ví dụ trên?

Lời giải:

Al(OH)3 thể hiện tính acid trong phản ứng:

Al(OH)+ NaOH → Na[Al(OH)4]

Al(OH)3 thể hiện tính base trong phản ứng:

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Luyện tập 6 trang 44 Hóa học 10: Xác định nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất. Giải thích.

Lời giải:

- Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng giảm dần ⇒ Các nguyên tố đầu mỗi chu kì (các nguyên tố nhóm IA (trừ H)) có tính kim loại mạnh nhất.

Xét trong cùng một nhóm (nhóm IA), theo chiều tăng điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng tăng dần ⇒ Fr có tính kim loại mạnh nhất.

- Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng tăng dần ⇒ Các nguyên tố cuối mỗi chu kì (các nguyên tố nhóm VIIA) có tính phi kim mạnh nhất.

Xét trong cùng một nhóm (nhóm VIIA), theo chiều tăng điện tích hạt nhân tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng giảm dần ⇒ F có tính phi kim mạnh nhất

Luyện tập 7 trang 44 Hóa học 10: Viết công thức các hydroxide (nếu có) của những nguyên tố chu kì 2. So sánh tính acid, tính base của chúng.

Lời giải:

Công thức các hydroxide và hóa trị tương ứng của những nguyên tố chu kì 2:

 (ảnh 1)

Trong chu kì 2, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide tăng dần, đồng thời tính base giảm dần.

LiOH là một base mạnh.

2LiOH + CO2 → Li2CO3 + H2O

Be(OH)2 có cả tính acid và tính base:

Be(OH)2 + 2NaOH → Na2BeO + 2H2O

Be(OH)2 + 2HCl → BeCl2 + 2H2O

H3BO3 là acid rất yếu, H2CO3 là acid yếu, HNO3 là acid mạnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá