Hoá học 10 Cánh Diều trang 90 Bài 16: Tốc độ phản ứng

244

Với giải Câu hỏi trang 90 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 16: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 90 Bài 16: Tốc độ phản ứng

Câu hỏi 3 trang 90 Hóa học 10: Cho biết tốc độ phản ứng chỉ nhận giá trị dương. Giải thích tại sao phải thêm dấu trừ trong biểu thức (3) khi tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng.

Lời giải:

Biểu thức (3):

v¯=1aΔCAΔt=1bΔCBΔt=1mΔCMΔt=1nΔCNΔt   (3)

ΔC = C2 – C1 ; Δt = t2 – t1

Trong đó C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm tương ứng t1 và t2.

Các chất tham gia có nồng độ giảm theo thời gian ⇒ C2 < C1 ⇒ ΔC < 0

Vậy để tốc độ phản ứng nhận giá trị dương cần phải thêm dấu trừ trong biểu thức (3) khi tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng.

Luyện tập 1 trang 90 Hóa học 10: Tính tốc độ trung bình của phản ứng (4) theo O2 trong 100 giây đầu tiên.

Lời giải:

Theo O2: Nồng độ ban đầu của O(C1) là 0, nồng độ sau 100s (C2) là 0,0016M.

Δt = 100 s – 0 s = 100 s. Vậy tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên là:

v¯=11.0,00160100=0,000016(M.s1) = 1,6.10-5 (M.s-1)

Luyện tập 2 trang 90 Hóa học 10: Từ bảng 6.1, có thể tính được tốc độ trung bình của phản ứng sau 50 giây hay không? Vì sao?

Từ bảng 6.1, có thể tính được tốc độ trung bình của phản ứng sau 50 giây

Lời giải:

Từ bảng 6.1, không thể tính được tốc độ trung bình của phản ứng sau 50 giây vì chưa biết nồng độ của các chất (C2) tại t2 = 50s

Vận dụng 1 trang 90 Hóa học 10: Hãy sắp xếp tốc độ các phản ứng sau theo chiều tăng dần: (1) phản ứng than cháy trong không khí, (2) phản ứng gỉ sắt, (3) phản ứng nổ của khí bình gas.

Lời giải:

Sắp xếp tốc độ các phản ứng sau theo chiều tăng dần:

(2) phản ứng gỉ sắt < (1) phản ứng than cháy trong không khí < (3) phản ứng nổ của khí bình gas.

Đánh giá

0

0 đánh giá