Hoá học 10 Cánh Diều trang 94 Bài 16: Tốc độ phản ứng

336

Với giải Câu hỏi trang 94 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 16: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 94 Bài 16: Tốc độ phản ứng

Thực hành trang 94 Hóa học 10: Chuẩn bị hai mẩu đá vôi nhỏ A và B có khối lượng xấp xỉ bằng nhau. Tán nhỏ mẩu đá vôi B thành bột. Cho hai mẫu này riêng rẽ vào hai ống nghiệm chứa cùng một thể tích dung dịch HCl 0,5M. Quan sát hiện tượng để rút ra kết luận về ảnh hưởng của diện tích bề mặt tới tốc độ phản ứng.

Lời giải:

Hiện tượng: Mẩu đá vôi B (đã được tán nhỏ thành bột) tan trong dung dịch HCl nhanh hơn mẩu đá vôi A, đồng thời khí thoát ra ở ống nghiệm chứa mẩu B cũng nhanh hơn.

Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Nhận xét: Diện tích bề mặt càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Câu hỏi 7 trang 94 Hóa học 10: Quan sát hình 16.4, giải thích vì sao khi dùng đá vôi dạng bột thì tốc độ phản ứng nhanh hơn.

 (ảnh 1)

Lời giải:

Khi diện tích bề mặt đá vôi tăng lên (đá vôi dạng bột) thì số lượng va chạm của CaCO3 với HCl trong cùng một đơn vị thời gian sẽ lớn hơn, từ đó tốc độ phản ứng nhanh hơn.

Vận dụng 4 trang 94 Hóa học 10: Giải thích vì sao thanh củi chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn.

Lời giải:

Thanh củi chẻ nhỏ hơn thì diện tích bề mặt tiếp xúc của củi với không khí (trong không khí có oxygen duy trì sự cháy) sẽ lớn hơn làm cho củi sẽ cháy nhanh hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá