Hoá học 10 Cánh Diều trang 95 Bài 16: Tốc độ phản ứng

356

Với giải Câu hỏi trang 95 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 16: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 95 Bài 16: Tốc độ phản ứng

Thực hành trang 95 Hóa học 10: Cho hai đinh sắt tương tự nhau (tẩy sạch gỉ và dầu mỡ) vào hai ống nghiệm chứa cùng một thể tích dung dịch HCl 1M. Một ống nghiệm để ở nhiệt độ phòng, một ống nghiệm được đun nóng bằng đèn cồn. Quan sát hiện tượng để rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng.

Lời giải:

Hiện tượng: Đinh sắt tan nhanh hơn, đồng thời khí thoát ra nhanh hơn ở ống nghiệm được đun nóng bằng đèn cồn.

Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g)

Nhận xét: Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn.

Câu hỏi 8 trang 95 Hóa học 10: Vì sao đinh sắt trong thí nghiệm bên phải được tẩy sạch gỉ và dầu mỡ?

Lời giải:

Vì khi đinh sắt bị lẫn tạp chất kết quả thí nghiệm sẽ không chính xác.

Câu hỏi 9 trang 95 Hóa học 10: Dựa vào hiện tượng nào để so sánh tốc độ phản ứng trong hai thí nghiệm này?

Lời giải:

Dựa vào tốc độ thoát khí nhanh hay chậm để so sánh tốc độ phản ứng trong hai thí nghiệm này.

Câu hỏi 10 trang 95 Hóa học 10: Với phản ứng có γ = 2, nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC thì tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần?

Lời giải:

v2v1=γ(T2T110)

 v2v1=2(502010) = 23 = 8

Vậy với phản ứng có γ = 2, nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần.

Đánh giá

0

0 đánh giá