Hoá học 10 Cánh Diều trang 98 Bài 16: Tốc độ phản ứng

345

Với giải Câu hỏi trang 98 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 16: Tốc độ phản ứng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 98 Bài 16: Tốc độ phản ứng

Bài 1 trang 98 Hóa học 10: Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường.

A. Không thay đổi.

B. Giảm đi 4 lần.

C. Ít nhất tăng 4 lần.

D. Ít nhất giảm 16 lần.

Lời giải:

Áp dụng mối liên hệ của hệ số Van’t Hoff với tốc độ và nhiệt độ ta có:

v2v1=γ(T2T110)

Trong đó giá trị γ = 2 – 4

Với γ = 2  v2v1=2(12010010) = 4

Vậy tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin sẽ tăng lên ít nhất 4 lần khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường.

Bài 2 trang 98 Hóa học 10: Hình ảnh bên minh họa ảnh hưởng của yếu tố nào tới tốc độ phản ứng? Giải thích.

 (ảnh 1)

Lời giải:

Hình ảnh bên minh họa ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc tới tốc độ phản ứng.

Giả sử khối lập phương là chất X, quả cầu màu xanh là chất Y.

Khi chất X được chia nhỏ, số va chạm của chất X và chất Y (trong cùng một đơn vị thời gian) sẽ lớn hơn, từ đó tốc độ phản ứng tăng.

Bài 3 trang 98 Hóa học 10: Khí H2 có thể được điều chế bằng cách cho miếng sắt vào dung dịch HCl. Hãy đề xuất các biện pháp khác nhau để làm tăng tốc độ điều chế khí H2 từ cách này.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g)

Để làm tăng tốc độ điều chế khí H2 ta có thể:

- Tăng nồng độ dung dịch HCl.

- Dùng sắt bột và khuấy nhẹ trong quá trình phản ứng.

- Đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp Fe và HCl

Bài 4 trang 98 Hóa học 10: Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H2SO4 1M, nhưng ở hai nhiệt độ khác nhau.

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Thể tích khí H2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị bên.

a) Giải thích vì sao đồ thị màu đỏ ban đầu cao hơn đồ thị màu xanh.

b) Vì sao sau một thời gian, hai đường đồ thị lại chụm lại với nhau?

 (ảnh 1)

Lời giải:

a) Đồ thị màu đỏ ban đầu cao hơn đồ thị màu xanh do: Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn, khí thoát ra càng nhiều.

b) Sau một thời gian, hai đồ thị lại chụm lại với nhau do phản ứng đã dừng lại (một hoặc cả hai các chất tham gia phản ứng hết). Do cùng lượng kim loại và H2SO4 cùng thể tích, nồng độ nên lượng khí thu được là như nhau ở cả 2 trường hợp.

Bài 5 trang 98 Hóa học 10: Phản ứng A →sản phẩm được thực hiện trong bình kín. Nồng độ của A tại các thời điểm t = 0; t = 1 phút; t = 2 phút lần lượt là 0,1563 M; 0,1496 M; 0,1431 M.

a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất và từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai.

b) Vì sao hai giá trị tốc độ tính được không bằng nhau.

Lời giải:

a) Tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất là

v¯=1a.ΔCAΔt = 11.0,14960,1563600 = 1,12.10-4 (M.s-1)

Tốc độ trung bình của phản ứng từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai là

v¯=1a.ΔCAΔt = 11.0,14310,149612060 = 1,08.10-4 (M.s-1)

b) Đa số các phản ứng hóa học có nồng độ giảm dần theo thời gian.

Nồng độ của chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Càng về sau nồng độ của chất A càng giảm nên tốc độ của phản ứng cũng giảm dần.

Đánh giá

0

0 đánh giá