SBT Sinh học 10 Cánh diều trang 26

301

Lời giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào trang 26 trong Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Chủ đề 6 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào trang 26

Bài 6.1 trang 26 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về hiện tượng khuếch tán?

A. Khuếch tán đòi hỏi tế bào tiêu tốn năng lượng.

B. Khuếch tán là một quá trình thụ động, trong đó các phân tử di chuyển từ vùng có nồng độ cao hơn đến một vùng có nồng độ thấp hơn.

C. Khuếch tán là một quá trình tích cực, trong đó các phân tử di chuyển từ vùng có nồng độ thấp hơn đến một vùng có nồng độ cao hơn.

D. Khuếch tán là quá trình thụ động, trong đó các phân tử nước di chuyển từ vùng có nồng độ chất tan thấp hơn đến vùng có nồng độ chất tan cao hơn qua màng bán thấm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khuếch tán là một quá trình thụ động, trong đó các phân tử di chuyển theo chiều gradient nồng độ từ vùng có nồng độ cao hơn đến một vùng có nồng độ thấp hơn. Đây là hình thức vận chuyển không tiêu tốn năng lượng.

Bài 6.2 trang 26 SBT Sinh học 10: Phân tử nào sau đây có thể di chuyển qua lớp lipid kép của màng sinh chất nhanh nhất?

A. CO2.

B. Amino acid.

C. Glucose.

D. H2O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những phân tử như các chất khí, các phân tử kị nước (hormone steroid, vitamin tan trong lipid,…) có thể trực tiếp đi qua lớp lipid kép → Trong các chất trên, CO2 có thể di chuyển qua lớp lipid kép của màng sinh chất nhanh nhất.

Bài 6.3 trang 26 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây chỉ ra điểm đặc trưng của một protein vận chuyển trong màng sinh chất?

A. Protein vận chuyển trong màng sinh chất là một protein rìa màng.

B. Protein vận chuyển trong màng sinh chất thường vận chuyển một loại phân tử nhất định.

C. Protein vận chuyển trong màng sinh chất đòi hỏi tiêu tốn năng lượng để hoạt động.

D. Protein vận chuyển trong màng sinh chất hoạt động chống lại sự khuếch tán.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Protein vận chuyển trong màng sinh chất là protein xuyên màng.

B. Đúng. Mỗi protein vận chuyển trong màng sinh chất thường vận chuyển một loại phân tử nhất định có cấu trúc phù hợp.

C. Sai. Protein vận chuyển trong màng sinh chất không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng trong hình thức khuếch tán tăng cường.

D. Sai. Protein vận chuyển trong màng sinh chất không chống lại sự khuếch tán đối với những chất cần thiết cho tế bào.

Bài 6.4 trang 26 SBT Sinh học 10: Phân tử có đặc điểm nào sau đây đi qua màng sinh chất dễ dàng nhất?

A. Lớn và kị nước.

B. Lớn và ưa nước.

C. Nhỏ và kị nước.

D. Tích điện.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Lớp lipid kép của màng sinh chất có tính kị nước nên những phân tử nhỏ, có tính kị nước như các chất khí, các hormone steroid, vitamin tan trong lipid,… sẽ có thể dễ dàng đi qua màng sinh chất.

- Những phân tử ưa nước như đường, amino acid,… đi qua lớp lipid với tốc độ rất thấp, còn ion thì hầu như không đi qua được nên cần có protein vận chuyển.

Bài 6.5 trang 26 SBT Sinh học 10: Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, có loài vi khuẩn sẽ bơm kháng sinh ra khỏi tế bào. Loài vi khuẩn đó có thể thực hiện cơ chế nào sau đây?

A. Khuếch tán đơn giản.

B. Khuếch tán tăng cường.

C. Thẩm thấu.

D. Vận chuyển chủ động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi uống kháng sinh, nồng độ kháng sinh trong môi trường trong cơ thể sẽ cao hơn trong tế bào vi khuẩn mà vi khuẩn vẫn bơm kháng sinh ra khỏi tế bào → Kháng sinh đã được vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ → Đây là hình thức vận chuyển chủ động.

Bài 6.6 trang 26 SBT Sinh học 10: Một con trùng biến hình ăn một con trùng giày. Con trùng biến hình sử dụng hình thức nào sau đây để đưa trùng giày vào bên trong tế bào của nó?

A. Khuếch tán tăng cường.

B. Nhập bào.

C. Vận chuyển chủ động bằng bơm.

D. Xuất bào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Con trùng biến hình sử dụng hình thức nhập bào để đưa trùng giày vào bên trong tế bào của nó: Khi chân giả của trùng biến hình tiếp cận với con mồi (trùng giày), trùng biến hình lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy con mồi. Hai chân giả kéo dài, màng sinh chất biến đổi nuốt con mồi vào sâu trong chất nguyên sinh. Không bào tiêu hóa tại thành bao vây lấy con mồi, tiêu hóa nhờ dịch bào.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 27 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 28 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 29 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 30 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 31 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 32 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 33 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 34 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 35 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 36 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 37 SBT Sinh học 10

Đánh giá

0

0 đánh giá