SBT Sinh học 10 Cánh diều trang 30

264

Lời giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào trang 30 trong Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Chủ đề 6 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào trang 30

Bài 6.23 trang 30 SBT Sinh học 10: Thành phần cấu tạo của ATP gồm có

A. adenine và 3 nhóm phosphate.

B. adenine, ribose và 3 nhóm phosphate.

C. adenine và ribose.

D. các thành phần khác không bao gồm adenine, ribose và 3 nhóm phosphate.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Mỗi phân tử ATP có cấu tạo gồm ba thành phần cơ bản là: phân tử adenine, phân tử đường ribose và 3 nhóm phosphate. Trong đó, các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng. Khi các liên kết cao năng bị bẻ gãy sẽ giải phóng năng lượng cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào.

Bài 6.24 trang 30 SBT Sinh học 10: ATP giải phóng năng lượng khi

A. nó trải qua một phản ứng ngưng tụ.

B. một nhóm carboxyl được thêm vào cấu trúc của nó.

C. một nhóm phosphate được loại bỏ khỏi cấu trúc của nó.

D. một nhóm phosphate được thêm vào cấu trúc của nó.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong cấu tạo của phân tử ATP, các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng. Khi các liên kết cao năng bị bẻ gãy sẽ giải phóng năng lượng cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào. Do đó, ATP giải phóng năng lượng khi một nhóm phosphate được loại bỏ khỏi cấu trúc của nó.

Bài 6.25 trang 30 SBT Sinh học 10: Năng lượng tự do tích trữ trong phân tử ATP có thể được dùng cho

A. các phản ứng sinh tổng hợp.

B. sự vận chuyển chủ động các chất qua màng.

C. sự di chuyển của các túi vận chuyển trong tế bào.

D. các phản ứng sinh tổng hợp, sự vận chuyển chủ động các chất qua màng và sự di chuyển của các túi vận chuyển trong tế bào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Năng lượng tự do tích trữ trong phân tử ATP có thể được dùng cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào như: các phản ứng sinh tổng hợp, sự vận chuyển chủ động các chất qua màng và sự di chuyển của các túi vận chuyển trong tế bào.

Bài 6.26 trang 30 SBT Sinh học 10: Tại sao ATP là một phân tử quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất?

A. ATP cung cấp năng lượng kết hợp giữa phản ứng cần năng lượng và phản ứng giải phóng năng lượng.

B. Sự thủy phân ATP cung cấp năng lượng tự do cho các phản ứng giải phóng năng lượng.

C. Nhóm phosphate tận cùng của ATP chứa một liên kết cộng hóa trị mạnh mà khi thủy phân giải phóng năng lượng tự do.

D. Liên kết giữa các phosphate cuối cùng của ATP có mức năng lượng cao hơn hai liên kết còn lại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

ATP là một phân tử quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất vì ATP cung cấp năng lượng kết hợp giữa phản ứng cần năng lượng và phản ứng giải phóng năng lượng.

Bài 6.27 trang 30 SBT Sinh học 10: Một con trùng biến hình sống trong hồ ăn một con trùng giày. Con trùng biến hình sử dụng phân tử nào sau đây để nhanh chóng phân hủy các phân tử hữu cơ trong trùng giày?

A. Enzyme.

B. Glucose.

C. Nước.

D. Chất độc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Con trùng biến hình sử dụng hình thức nhập bào để đưa trùng giày vào bên trong tế bào của nó và phân hủy các phân tử hữu cơ trong trùng giày nhờ enzyme tiêu hóa: Khi chân giả của trùng biến hình tiếp cận với con mồi (trùng giày), trùng biến hình lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy con mồi. Hai chân giả kéo dài, màng sinh chất biến đổi nuốt con mồi vào sâu trong chất nguyên sinh. Sau đó, không bào tiêu hóa bao vây lấy con mồi, tiêu hóa nhờ enzyme tiêu hóa.

Bài 6.28 trang 30 SBT Sinh học 10: Enzyme có những đặc điểm nào sau đây?

(1) Chủ yếu được cấu tạo bởi chuỗi polipeptide.

(2) Có thể gắn với ion kim loại hoặc chất hữu cơ.

(3) Liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động.

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1), (3).

D. (1), (2), (3).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

(1) Đúng. Enzyme có bản chất là protein nên enzyme chủ yếu được cấu tạo bởi chuỗi polipeptide.

(2) Đúng. Ở một số enzyme, ngoài thành phần là protein, còn có thể gắn với cofactor là ion kim loại hoặc chất hữu cơ.

(3) Đúng. Enzyme có một vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động, liên kết đặc hiệu với cơ chất.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 26 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 27 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 28 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 29 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 31 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 32 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 33 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 34 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 35 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 36 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 37 SBT Sinh học 10

 

Đánh giá

0

0 đánh giá