SBT Sinh học 10 Cánh diều trang 28

511

Lời giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào trang 28 trong Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Chủ đề 6 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào trang 28

Bài 6.11 trang 28 SBT Sinh học 10: Một tế bào có thành tế bào sẽ gặp khó khăn nhất khi thực hiện quá trình

A. khuếch tán.

B. thẩm thấu.

C. nhập bào.

D. vận chuyển chủ động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Một tế bào có thành tế bào sẽ gặp khó khăn nhất khi thực hiện quá trình nhập bào vì: Nếu tế bào có thành tế bào tiến hành quá trình nhập bào, cần có sự biến dạng của màng sinh chất và thành tế bào mà thành tế bào được cấu tạo từ xenlulose rất cứng chắc, khó biến dạng.

Bài 6.12 trang 28 SBT Sinh học 10: Một tế bào động vật và một tế bào thực vật được đặt trong nước cất. Tế bào động vật trương lên rồi vỡ còn tế bào thực vật trương lên nhưng không vỡ. Sự khác nhau này là do

A. tế bào động vật không có không bào trung tâm.

B. tế bào động vật không có thành tế bào.

C. tế bào thực vật có màng bán thấm.

D. thành tế bào thực vật có tính thấm hoàn toàn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nước cất là môi trường nhược trương đối với cả tế bào động vật và tế bào thực vật → Trong môi trường nước cất, nước sẽ đi từ ngoài môi trường vào trong tế bào:

- Tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi nhiều phân tử nước đi bào trong tế bào sẽ làm tế bào trương lên và gây ra áp lực nên thành tế bào dẫn đến ngăn cản các phân tử nước khác đi bào → Tế bào thực vật bị trương lên nhưng không vỡ.

- Tế bào động vật không có thành tế bào nên quá nhiều phân tử nước ồ ạt đi vào tế bào sẽ gây hiện tượng tan bào (tế bào bị phá vỡ).

Bài 6.13 trang 28 SBT Sinh học 10: Hoạt động nào sau đây yêu cầu năng lượng từ ATP?

A. Sự di chuyển của khí O2 ra khỏi lá.

B. Sự di chuyển của ion khoáng vào tế bào lông hút rễ cây.

C. Sự di chuyển của hormone steroid vào trong tế bào.

D. Sự di chuyển của nước vào tế bào trùng giày.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Sự di chuyển của khí O2 ra khỏi lá là sự vận chuyển thụ động không tiêu tốn ATP.

B. Đúng. Vì tế bào lông hút có nồng độ ion khoáng cao hơn môi trường nên sự di chuyển của ion khoáng vào tế bào lông hút rễ cây là sự vận chuyển chủ động cần tiêu tốn ATP.

C. Sai. Sự di chuyển của hormone steroid vào trong tế bào theo cơ chế khuếch tán đơn giản không tiêu tốn ATP.

D. Sai. Sự di chuyển của nước vào tế bào trùng giày là sự thẩm thấu không tiêu tốn ATP.

Bài 6.14 trang 28 SBT Sinh học 10: Protein tham gia khuếch tán tăng cường và protein tham gia vận chuyển chủ động

A. vận chuyển các chất theo chiều gradient nồng độ của chúng.

B. cần năng lượng cho hoạt động của chúng.

C. vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ của chúng.

D. vận chuyển các chất ưa nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Protein tham gia khuếch tán tăng cường và protein tham gia vận chuyển chủ động vận chuyển các chất ưa nước như đường, amino acid, các ion,…

Bài 6.15 trang 28 SBT Sinh học 10: Sự khác biệt giữa xuất bào và nhập bào là

A. xuất bào làm tăng diện tích bề mặt của màng sinh chất còn nhập bào làm giảm diện tích bề mặt màng sinh chất.

B. xuất bào không có tính chọn lọc đối với các phân tử được chuyển ra ngoài tế bào, còn nhập bào chọn lọc hơn.

C. nhập bào chỉ vận chuyển nước vào trong tế bào, xuất bào còn vận chuyển nhiều loại phân tử khác.

D. nhập bào đòi hỏi cung cấp năng lượng tế bào nhưng xuất bào thì không.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A. Đúng. Khi xuất bào, túi vận chuyển liên kết với màng sinh chất làm tăng diện tích bề mặt của màng sinh chất còn khi nhập bào, màng sinh chất sẽ lõm xuống làm giảm diện tích bề mặt màng sinh chất.

B. Sai. Xuất bào và nhập bào đều có tính chọn lọc đối với phân tử được vận chuyển.

C. Sai. Xuất bào và nhập bào là hình thức tế bào vận chuyển những phân tử lớn như protein, polysaccharide,… nhờ sự biến dạng của màng.

D. Sai. Xuất bào và nhập bào đều là hình thức vận chuyển chủ động và tiêu tốn năng lượng.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 26 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 27 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 29 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 30 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 31 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 32 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 33 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 34 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 35 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 36 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 37 SBT Sinh học 10

 

Đánh giá

0

0 đánh giá