Soạn bài Ngữ văn 7 Kết nối tri thức: Hội lồng tồng

1 K

Tài liệu soạn bài Hội lồng tồng Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hội lồng tồng

Ngữ văn 7 trang 119 Câu 1: Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ (chú ý thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, vùng miền có lễ hội, phần cúng tế - lễ, phần vui chơi - hội)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý thời gian, địa điểm, vùng miền, phần lễ hội của hội lồng tồng

Trả lời:

- Thời gian tổ chức: sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh

- Địa điểm tổ chức: Đình thành hoàng

- Vùng miền có lễ hội: vùng Việt Bắc

- Phần cúng tế - lễ:

+ Dân làng mang cỗ đến cúng thần nông

+ Trưng bày những sản phẩm nông nghiệp như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái,... được trình bày đẹp mắt

- Phần vui chơi - hội:

+ Trò chơi ném còn

+ Múa sư tử

+ Hát lượn, hát đối đáp

Ngữ văn 7 trang 119 Câu 2: Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan gì với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng - thần nông?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trong những ngày hội lồng tồng cầu mùa…lượn lồng tồng”

Trả lời:

- Các sản vật cúng tế trong hội lồng tồng là: gà thiến béo, lợn quay, bánh trái…

- Hội lồng tồng ở Việt Bắc gắn với tục thờ thần nông. Thần nông được tôn làm thành hoàng làng cũng có nghĩa là thần nông được cho là có vai trò giúp dân khai mở đất đai, xây dựng và bảo vệ bản mường. Những lễ vật đều là những sản phẩm nông nghiệp của cư dân, được dâng lên tế thần nông để thể hiện sự biết ơn của cư dân với vị thần cai quản đời sống bản mường, cũng là cách thức để kính báo về công việc làm ăn sinh sống hằng năm và biểu thị niềm mong ước về cuộc sống no đủ.

Ngữ văn 7 trang 119 Câu 3: Văn bản miêu tả những hoạt động nào của cư dân trong phần hội? Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng nào của con người?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Trả lời:

- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội là: trò chơi ném còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”.

- Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người: chăm chỉ, cần cù lao động, nhanh nhẹn, khéo léo, giỏi đánh võ đi quyền, thuộc nhiều tác phẩm dân gian, ứng đối giỏi, hát hay, giàu tình cảm... Đặc biệt nó còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu mùa xuân và sự duyên dáng trong những câu hát

Ngữ văn 7 trang 119 Câu 4: Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức hội lồng tồng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Trả lời:

Khi tổ chức hội lồng tồng, người dân gửi gắm mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, chăn nuôi thuận lợi, đời sống no đủ. Bên cạnh đó, những hoạt động văn hóa, những trò chơi dân gian cũng thể hiện mong ước của người dân về một cuộc sống vui tươi, lành mạnh, may mắn; con người có sức khỏe; có tâm hồn bay bổng, phong phú, đặc biệt là mong ước có được sức mạnh thể chất và tinh thần để đánh đuổi kẻ thù

Ngữ văn 7 trang 120 Câu 5: Lượn, tiếng nói của tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời xuân Việt Bắc.

Em cảm nhận như thế nào về thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn và nêu cảm nhận của em

Trả lời:

Thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên là yêu thương, sự trân trọng, sự ca ngợi hát lượn. Thể hiện một tình yêu nồng nàn của tác giả dành cho điệu hát đậm đà bản sắc dân tộc



Đánh giá

5

1 đánh giá

1
hieudz le

hieudz le

2022-12-20 21:24:08
hay