SBT Sinh học 10 Cánh diều trang 56

280

Lời giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật trang 56 trong Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Chủ đề 9 từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật trang 56

Bài 9.49 trang 56 SBT Sinh học 10: Các sản phẩm thương mại nào dưới đây có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh vật?

(1) Sữa chua nếp cẩm

(2) Phân hữu cơ

(3) Gạo ST25

(4) Gà lai Đông Cảo

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (3), (4).

D. (2), (4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ngành Công nghệ vi sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người → Trong các sản phẩm thương mại trên, sản phẩm có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh vật là:

(1) Sữa chua nếp cẩm (sản phẩm do lên men lactic của vi khuẩn lactic).

(2) Phân hữu cơ (sản phẩm do phân giải chất thải của vi sinh vật.

Bài 9.50 trang 56 SBT Sinh học 10: Các chế phẩm thương mại nào dưới đây có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh phục vụ ngành môi trường?

(1) Chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

(2) Chế phẩm EM xử lí phân thải chuồng nuôi.

(3) Chế phẩm EM xử lí khí thải chuồng nuôi.

(4) Chế phẩm EM bổ sung vào đất canh tác rau màu.

A. (1), (2).

B. (3), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (3).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các chế phẩm thương mại có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh phục vụ ngành môi trường là: Chế phẩm vi sinh xử lí nước thải, khí thải và chất thải rắn; chế phẩm vi sinh xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp, biogas. Vậy trong các sản phẩm thương mại trên, sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh phục vụ ngành môi trường là:

(2) Chế phẩm EM xử lí phân thải chuồng nuôi.

(3) Chế phẩm EM xử lí khí thải chuồng nuôi.

Bài 9.51 trang 56 SBT Sinh học 10: Dựa trên căn cứ nào để xếp một sinh vật vào nhóm vi sinh vật?

Lời giải:

Căn cứ để xếp một sinh vật vào nhóm vi sinh vật:

- Cấu tạo cơ thể: đơn bào hoặc tập hợp đa bào.

- Kích thước: nhỏ bé (thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi).

Bài 9.52 trang 56 SBT Sinh học 10: Vi sinh vật được chia thành 4 nhóm (kiểu dinh dưỡng): quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng. Kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở vi sinh vật mà không có ở những sinh vật khác?

Lời giải:

- Kiểu dinh dưỡng chỉ có ở vi sinh vật: hóa tự dưỡng (vi khuẩn oxi hóa hydrogen, oxi hóa sắt), quang dị dưỡng (vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục).

- Kiểu dinh dưỡng có ở các sinh vật khác: hóa dị dưỡng (động vật, nấm, người), quang tự dưỡng (thực vật, tảo).

Bài 9.53 trang 56 SBT Sinh học 10: Cho biết mục đích, ý nghĩa của quá trình phân lập.

Lời giải:

- Mục đích của quá trình phân lập: tách riêng từng tế bào vi sinh vật ra khỏi tập hợp các tế bào vi sinh vật.

- Ý nghĩa của quá trình phân lập: có những dòng thuần chủng phục vụ nghiên cứu và ứng dụng.

Bài 9.54 trang 56 SBT Sinh học 10: Vì sao để quan sát tế bào vi khuẩn người ta không làm tiêu bản và quan sát luôn mà phải nhuộm trước khi quan sát?

Lời giải:

Tế bào vi sinh vật thường nhỏ và thường có màu nhạt do đó rất khó quan sát → Nhuộm vi sinh vật với các chất màu giúp cho quá trình quan sát được dễ dàng hơn.

Bài 9.55 trang 56 SBT Sinh học 10: Nêu ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh.

Lời giải:

Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh: Xác định các thành phần cấu tạo và các đặc điểm của tế bào vi sinh vật, từ đó định hướng nghiên cứu và ứng dụng phù hợp.

Bài 9.56 trang 56 SBT Sinh học 10: So sánh đặc điểm của pha tiềm phát (pha lag) và cân bằng trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường sinh dưỡng lỏng, hệ kín.

Lời giải:

- Giống nhau: Mật độ tế bào trong quần thể hầu như không thay đổi.

- Khác nhau:

+ Ở pha tiềm phát (pha lag): Các tế bào vi khuẩn hầu như không phân chia, chúng thích ứng dần với môi trường, tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.

+ Ở pha cân bằng: Các tế bào trong quần thể phân chia hoặc chết đi nhưng số tế bào sinh ra bằng với số tế bào chết đi.

Bài 9.57 trang 56 SBT Sinh học 10: Thời gian thế hệ (g) của vi khuẩn đường ruột Escherichia coli ở pha lũy thừa, trong điều kiện nuôi cấy thích hợp là khoảng 20 phút (g = 1/3 giờ).

a) Hãy điền tiếp vào bảng sau đây: (1) số lần phân chia và (2) mật độ tế bào của quần thể vi khuẩn E. coli sau mỗi khoảng thời gian nuôi cấy thích hợp của pha lũy thừa.

Bảng kết quả đến số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli
trong bình nuôi cấy theo thời gian.

 

Thời gian thế hệ (g) của vi khuẩn đường ruột Escherichia coli ở pha lũy thừa

b) Sau n thế hệ phân chia, quần thể vi khuẩn E. coli trên đạt được số tế bào (kí hiệu: Nt) trong quần thể là bao nhiêu?

c) Nếu số tế bào ban đầu của quần thể vi khuẩn E. coli là N0 thì sau n thế hệ, quần thể vi khuẩn E. coli trên sẽ đạt được số tế bào (Nt) trong quần thể là bao nhiêu?

Lời giải:

a) Kết quả đếm số tế bào của quần thể vi khuẩn E. coli trong bình nuôi cấy theo thời gian.

Thời gian thế hệ (g) của vi khuẩn đường ruột Escherichia coli ở pha lũy thừa

b) Sau n thế hệ phân chia, quần thể vi khuẩn E. coli trên đạt được mật độ tế bào (Nt) trong quần thể là: Nt = 10.2n (tế bào/mL).

c) Nếu số tế bào ban đầu của quần thể vi khuẩn E. coli là N0 thì sau n thế hệ, quần thể vi khuẩn E. coli trên sẽ đạt được mật độ tế bào (Nt) trong quần thể là: Nt = N0.2n (tế bào/mL).

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 45 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 46 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 47 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 48 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 49 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 50 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 51 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 52 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 53 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 54 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 55 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 57 SBT Sinh học 10

Bài tập trang 58 SBT Sinh học 10

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá