SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 46 Bài 17: Biến thiên Enthalpy trong phản ứng hóa học

377

Với giải Câu hỏi trang 46 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến thiên Enthalpy trong phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 46 Bài 17: Biến thiên Enthalpy trong phản ứng hóa học

Bài 17.5 trang 46 SBT Hóa học 10: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:

2NaHCO3(s) => Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)

4P(s) + 5O2(g) => 2P2O5(s) (2)

          Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ

A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.

B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.

C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt.

D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.

Phương pháp giải:

- Phản ứng cần cung cấp thêm năng lượng -> phản ứng thu nhiệt (ΔrH2980 < 0)

- Phản ứng tỏa ra năng lượng -> phản ứng tỏa nhiệt ( ΔrH2980 > 0)

Lời giải:

- Đáp án: B

Bài 17.6 trang 46 SBT Hóa học 10: Tiến hành quá trình ozone hóa 100 g oxygen theo phản ứng sau:

3O2(g) (oxygen) -> 2O3(g) (ozone)

          Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành ΔfH2980 của ozone (kJ/mol) có giá trị là

A. 142,4.               B. 284,8.               C. -142,4.              D. -284,8.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Định luật bảo toàn khối lượng

- Cách tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào enthalpy tạo thành của các chất

ΔrH2980=ΔrH2980(sp)ΔrH2980(cd)

          Trong đó: ΔrH2980(sp) và ΔrH2980(cd) là tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn của sản phẩm và chất đầu của phản ứng

Lời giải:

- Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng -> msau = mtrước = 100g

- Có nO3=100.24%48=0,5mol

=> Enthalpy của 1 mol O3 là ΔfH2980=71,2.10,5=142,4

-> ΔrH2980=2.ΔfH2980(O3)3.ΔfH2980(O2)=2.142,43.0=284,8kJ

-> Nhiệt tạo thành ΔfH2980 của ozone (kJ/mol) có giá trị là ΔfH2980(O3)=142,4kJ/mol

=> Đáp án: A

Bài 17.7 trang 46 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau:

H2C=CH2(g) + H2(g) -> H3C-CH3(g)

          Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

C=C

C2H4

612

C-C

C2H6

346

C-H

C2H4

418

C-H

C2H6

418

H-H

H2

436

 

 

 

          Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là

A. 134.                 B. -134.                C. 478.                 D. 284.

Phương pháp giải:

- Cách tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào năng lượng liên kết

ΔrH2980=Eb(cd)Eb(sp)

          Trong đó: Eb(cd) và Eb(sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử các chất đầu và các chất sản phẩm

Lời giải:

- Có ΔrH2980=(Eb(C=C)+4Eb(CH)+Eb(HH))(Eb(CC)+6.Eb(CH))

-> ΔrH2980=(612+4.418+436)(346+6.418)=134kJ

=> Đáp án: B

Bài 17.8 trang 46 SBT Hóa học 10: Tính biến thiên enthalpy theo các phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) -> 2H2O(l)          ΔH=572kJ

          Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng

A. tỏa ra nhiệt lượng 286 kJ.              B. thu vào nhiệt lượng 286 kJ.

C. tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ.               D. thu vào nhiệt lượng 572 kJ.

Phương pháp giải:

- Tính theo mol chất hết

- So sánh số lần chênh lệch giữa mol chất hết đề cho với phương trình phản ứng ban đầu

Lời giải:

- Có nH2=1mol, nO2=1mol -> H2 hết, O2 dư

-> Q=12ΔH=286kJ

=> Đáp án: A

Đánh giá

0

0 đánh giá