SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 49 Bài 18: Ôn tập chương 5

526

Với giải Câu hỏi trang 49 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 18: Ôn tập chương 5 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 49 Bài 18: Ôn tập chương 5

Bài 18.3 trang 49 SBT Hóa học 10: Cho sơ đồ hoà tan NH4NO3 sau:

NH4NO3(s) + H2O(l) → NH4NO3(aq) ΔH=+26kJ

Hoà tan 80 g NH4NO3 khan vào bình chứa 1 L nước ở 25 °C. Sau khi muối tan hết, nước trong bình có nhiệt độ là

A. 31,2 °C.            B. 28,1 °C.            C. 21,9 °C.            D. 18,8 °C.

Phương pháp giải:

Dựa vào

ΔrH2980 < 0 -> Phản ứng tỏa nhiệt

ΔrH2980 > 0 -> Phản ứng thu nhiệt

- Nhiệt dung của nước là 4,2J/g.K

Lời giải:

- Có nNH4NO3=8080=1mol -> Q=1.26=26kJ

- Vì ΔrH2980 > 0 -> Phản ứng thu nhiệt -> Nhiệt độ giảm đi là ΔT=26.1034,2.103=6,2C

-> Sau khi hòa tan, nước trong bình có nhiệt độ là 25 - 6,2 = 18,8 oC

-> Đáp án: D

Bài 18.4 trang 49 SBT Hóa học 10: Cho phương trình phản ứng:

Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(s) ΔH=210kJ

          và các phát biểu sau:

(1) Zn bị oxi hoá;

(2) Phản ứng trên toả nhiệt;

(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ;

(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.

          Các phát biểu đúng là

A. (1) và (3).         B. (2) và (4).         C. (1), (2) và (4).   D. (1), (3) và (4)

Phương pháp giải:

Dựa vào

ΔrH2980 < 0 -> Phản ứng tỏa nhiệt

ΔrH2980 > 0 -> Phản ứng thu nhiệt

Lời giải:

(1) Zn bị oxi hoá -> Đúng vì số oxi hóa của Zn từ 0 lên +2

(2) Phản ứng trên toả nhiệt -> Đúng vì ΔH=210kJ < 0

(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ

-> Sai vì ΔrH2980=3,8464.(210)=12,6kJ

(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên -> Đúng vì phản ứng tỏa nhiệt

=> Đáp án: C

Bài 18.5 trang 49 SBT Hóa học 10: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng trung hoà sau:

HCl(aq) + NaOH(aq) → NaCl(aq) + H2O(l)           ΔH=57,3kJ

          Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cho 1 mol HCl tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.

B. Cho HCl dư tác dụng với 1 mol NaOH thu nhiệt lượng là 57,3 kJ.

C. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.

D. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.

Phương pháp giải:

Dựa vào số mol của chất hết và hệ số của chất đó trong phương trình phản ứng

Lời giải:

- Đáp án: D

- Giải thích: Với 1 mol HCl phản ứng hết ta có ΔH=57,3kJ " Với 2 mol HCl phản ứng hết thì lượng nhiệt tỏa ra tăng gấp đôi

Bài 18.6 trang 49 SBT Hóa học 10: Phản ứng đốt cháy ethanol:

C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(g)

          Đốt cháy hoàn toàn 5 g ethanol, nhiệt toả ra làm nóng chảy 447 g nước đá ở 0 °C. Biết 1 g nước đá nóng chảy hấp thụ nhiệt lượng 333,5 J, biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy ethanol là

A. -1 371 kJ/mol.

B. -954 kJ/mol.    

C. -149 kJ/mol.    

D. +149 kJ/mol.

Lời giải:

- Có nhiệt lượng để làm nóng chảy 447 g nước đá là Q = 447.333,5 = 149074,5J = 149,0745 kJ

-> ΔH=465.(149,0745)=1371,49kJ

=> Đáp án: A

Bài 18.7 trang 49 SBT Hóa học 10: Phản ứng tổng hợp ammonia:

N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)                 ΔH=92kJ

          Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N≡N và H–H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N–H trong ammonia là

A. 391 kJ/mol.     

B. 361 kJ/mol.      

C. 245 kJ/mol.      

D. 490 kJ/mol.

Phương pháp giải:

- Cách tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào năng lượng liên kết

ΔrH2980=Eb(cd)Eb(sp)

          Trong đó: Eb(cd) và Eb(sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử các chất đầu và các chất sản phẩm

Lời giải:

- Có ΔrH2980=(Eb(NN)+3.Eb(HH))(6.Eb(NH))

-> (6.Eb(NH))=(Eb(NN)+3.Eb(HH))ΔrH2980=946+3.436(92)=2346kJ

-> Eb(NH)=23466=391kJ

=> Đáp án: A

Đánh giá

0

0 đánh giá