Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 50 Bài 18: Ôn tập chương 5

617

Với giải Câu hỏi trang 50 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 18: Ôn tập chương 5 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 50 Bài 18: Ôn tập chương 5

Bài 18.8 trang 50 SBT Hóa học 10: Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

H2(g) + I2(g) → 2HI(g) ΔH=+11,3kJ

          Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?

A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành.

B. Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt toả ra khi tạo thành sản phẩm.

C. Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI.

D. Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm.

Phương pháp giải:

Dựa vào:

- Phản ứng cần cung cấp thêm năng lượng -> phản ứng thu nhiệt (ΔrH2980 < 0)

- Phản ứng tỏa ra năng lượng -> phản ứng tỏa nhiệt ( ΔrH2980 > 0)

Lời giải:

- Đáp án: B

- Giải thích:

+ Đáp án A sai ở “giải phóng” -> sửa thành “thu vào”

+ Đáp án B đúng vì đây là phản ứng thu nhiệt

+ Đáp án C sai ở “cao hơn” -> sửa thành “thấp hơn”

+ Đáp án D: phản ứng này không đề cập đến tốc độ phản ứng

Bài 18.9 trang 50 SBT Hóa học 10: Làm các thí nghiệm tương tự nhau: Cho 0,05 mol mỗi kim loại Mg, Zn, Fe vào ba bình đựng 100 mL dung dịch CuSO4 0,5 M.

          Nhiệt độ tăng lên cao nhất ở mỗi bình lần lượt là ΔT1ΔT2ΔT3. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. ΔT1 < ΔT2 < ΔT3.                             B. ΔT3 < ΔT1 < ΔT2.

 

C. ΔT2 < ΔT3 < ΔT1.                             D. ΔT3 < ΔT2 < ΔT1.

Phương pháp giải:

Dựa vào nếu tỉ lệ mol phản ứng bằng nhau thì kim loại càng mạnh càng tỏa ra nhiều nhiệt 

Lời giải:

- Thứ tự sắp xếp độ mạnh của kim loại giảm dần: Mg > Zn > Fe

-> Đáp án: D

Bài 18.10 trang 50 SBT Hóa học 10: Cho 0,5 g bột iron vào bình đựng 25 mL dung dịch CuSO4 0,2M ở 32 °C. Khuấy đều dung dịch, quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 39 °C. Tính nhiệt của phản ứng. (Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng toả ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K))

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính nhiệt lượng:

Q=m.c.ΔT

          Trong đó:

- Q: nhiệt lượng (J)

- m: khối lượng của vật (g)

- c: nhiệt dung riêng (J/g.K)

ΔT=T2T1: T1 là nhiệt độ ban đầu, T2 là nhiệt độ sau

Lời giải:

- Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = 25.4,2.(39-32) = 735 J

- Có nCuSO4=0,025.0,2=0,005mol, nFe=0,556=0,009mol

- Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

-> Phản ứng tính theo CuSO4

-> ΔH=7350,005=147000J=147kJ

Bài 18.11 trang 50 SBT Hóa học 10: Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO với H2O:

CaO(s) + H2O(l) → Ca(OH)2(aq) ΔH=105kJ

          Cẩn cho bao nhiêu gam CaO vào 250 g H2O để nâng nhiệt độ từ 20 °C lên 80 °C?

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính nhiệt lượng:

Q=m.c.ΔT

          Trong đó:

- Q: nhiệt lượng (J)

- m: khối lượng của vật (g)

- c: nhiệt dung riêng (J/g.K)

ΔT=T2T1: T1 là nhiệt độ ban đầu, T2 là nhiệt độ sau

Lời giải:

- Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = 250.4,2.(80-20) = 63000 J = 63kJ

=> nCaO=63105=0,6" mCaO = 0,6.56 = 33,6 gam

Bài 18.12 trang 50 SBT Hóa học 10: Tính nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí methane (CH4), biết nhiệt tạo thành của các chất như sau:

Chất

CH4(k)

CO2(k)

H2O(l)

ΔfH(kJ/mol)

-75

-392

-286

Phương pháp giải:

- Cách tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào enthalpy tạo thành của các chất

ΔrH2980=ΔrH2980(sp)ΔrH2980(cd)

          Trong đó: ΔrH2980(sp) và ΔrH2980(cd) là tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn của sản phẩm và chất đầu của phản ứng

Lời giải:

- Xét phương trình phản ứng: CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O

- Có ΔrH2980=ΔfH2980(CO2)+2.ΔfH2980(H2O)ΔfH2980(CH4)3.ΔfH2980(O2)

-> ΔrH2980=(392)+2.(286)(75)3.0=889kJ

-> Q=12.10316.889=666750kJ

Đánh giá

0

0 đánh giá