SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 51 Bài 18: Ôn tập chương 5

377

Với giải Câu hỏi trang 51 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 18: Ôn tập chương 5 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 51 Bài 18: Ôn tập chương 5

Bài 18.13 trang 51 SBT Hóa học 10: Cho 1,5 g bột Mg (dư) vào 100 mL dung dịch HCl 1 M, sau khi phản ứng hoàn toàn, nhiệt độ dung dịch tăng lên 8,3 °C. Biết nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/g.K, hãy tính nhiệt lượng của phản ứng.

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính nhiệt lượng:

Q=m.c.ΔT

          Trong đó:

- Q: nhiệt lượng (J)

- m: khối lượng của vật (g)

- c: nhiệt dung riêng (J/g.K)

ΔT=T2T1: T1 là nhiệt độ ban đầu, T2 là nhiệt độ sau

Lời giải:

- Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = 100.4,2.8,3 = 3486 J

- Có nHCl=0,1.1=0,1mol, nMg=1,524=0,0625mol

- Phương trình phản ứng: Mg + 2HCl " MgCl2 + H2

-> Phản ứng tính theo HCl

-> ΔH=34860,1:2=69720J=69,72kJ

Bài 18.14 trang 51 SBT Hóa học 10: Một người thợ xây trong buổi sáng kéo được 500 kg vật liệu xây dựng lên tầng cao 10 m. Để bù vào năng lượng đã tiêu hao, người đó cần uống cốc nước hoà tan m g glucose. Biết nhiệt tạo thành của glucose (C6H12O6), CO2 và H2O lần lượt là –1 271; –393,5 và –285,8 kJ/mol. Giá trị của m là

A. 31,20.              

B. 3,15.                

C. 0,32.                

D. 314,70.

Phương pháp giải:

- Cách tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào enthalpy tạo thành của các chất

ΔrH2980=ΔrH2980(sp)ΔrH2980(cd)

          Trong đó: ΔrH2980(sp) và ΔrH2980(cd) là tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn của sản phẩm và chất đầu của phản ứng

Lời giải:

- Xét phương trình phản ứng: C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O

- Có ΔrH2980=6.ΔfH2980(CO2)+6.ΔfH2980(H2O)ΔfH2980(C6H12O6)6.ΔfH2980(O2)

-> ΔrH2980=6.(393,5)+6.(285,8)(1271)6.0=2804,8kJ

- Năng lượng người thợ tiêu hao = 500.9,8.10 = 49000J = 49kJ

-> Khối lượng glucose cần nạp là 49.1802804,83,15g

-> Đáp án: B

Bài 18.15 trang 51 SBT Hóa học 10: Cho 16,5 g Zn vào 500 g dung dịch HCl 1 M, dung dịch thu được có nhiệt độ tăng thêm 5 °C. Xác định nhiệt lượng của phản ứng giữa Zn và HCl trong dung dịch (Giả thiết không có sự thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g-K))

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính nhiệt lượng:

Q=m.c.ΔT

          Trong đó:

- Q: nhiệt lượng (J)

- m: khối lượng của vật (g)

- c: nhiệt dung riêng (J/g.K)

ΔT=T2T1: T1 là nhiệt độ ban đầu, T2 là nhiệt độ sau

Lời giải:

- Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = 500.4,2.5 = 10500 J

- Có nHCl=0,5.1=0,5mol, nZn=16,565=0,254mol

- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2

-> Phản ứng tính theo Zn

-> ΔH=105000,254=41338,9J41,339kJ

Bài 18.16 trang 51 SBT Hóa học 10: Cho phản ứng sau CH≡CH(g) + H2(g) → CH3-CH3(g)

          Năng lượng liên kết (kJ.mol-1) của H–H là 436, của C−C là 347, của C−H là 414 và của C≡C là 839. Tính nhiệt (ΔH) của phản ứng và cho biết phản ứng thu nhiệt hay toả nhiệt.

Phương pháp giải:

- Cách tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào năng lượng liên kết

ΔrH2980=Eb(cd)Eb(sp)

          Trong đó: Eb(cd) và Eb(sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử các chất đầu và các chất sản phẩm

Lời giải:

- Xét phương trình phản ứng: CH≡CH(g) + 2H2(g) → CH3-CH3(g)

- Có ΔrH2980=(Eb(CC)+2.Eb(CH)+2.Eb(HH))(6.Eb(CH)+Eb(CC))

-> ΔrH2980=(839+2.414+2.436)(6.414+347)=292kJ

-> Phản ứng tỏa nhiệt

Bài 18.17 trang 51 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng sau:

(1) 2H2S(g) + SO2(g) → 2H2O(g) + 3S(s) ΔrH298o=237kJ

(2) 2H2S(g) + O2(g) → 2H2O(g) + 2S(s) ΔrH298o=530,5kJ

a) Cùng một lượng hydrogen sulfide chuyển thành nước và sulfur thì tại sao nhiệt phản ứng (1) và (2) lại khác nhau.

b) Xác định ΔrH298o của SO2 từ 2 phản ứng trên.

Phương pháp giải:

- Cách tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào enthalpy tạo thành của các chất

ΔrH2980=ΔrH2980(sp)ΔrH2980(cd)

          Trong đó: ΔrH2980(sp) và ΔrH2980(cd) là tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn của sản phẩm và chất đầu của phản ứng

Lời giải:

a) Nguyên nhân:

ΔfH2980(O2)=0

- Phản ứng (1) cần tiêu hao thêm nhiệt lượng để tách S ra khỏi SO2

-> Phản ứng (1) tỏa nhiệt lượng ít hơn phản ứng (2)

b) - Xét phương trình phản ứng: (1) 2H2S(g) + SO2(g) → 2H2O(g) + 3S(s)

Có ΔrH2980(1)=2.ΔfH2980(H2O)+3.ΔfH2980(S)ΔfH2980(SO2)2.ΔfH2980(H2S)=237kJ

- Xét phương trình phản ứng: (2) 2H2S(g) + O2(g) → 2H2O(g) + 2S(s)

Có ΔrH2980(2)=2.ΔfH2980(H2O)+3.ΔfH2980(S)ΔfH2980(O2)2.ΔfH2980(H2S)=530,5kJ

-> ΔrH2980(2)ΔrH2980(1)=ΔfH2980(SO2)=530,5(237)=293,5kJ

Bài 18.18 trang 51 SBT Hóa học 10: Rót 100 mL dung dịch HCl 1 M ở 27 °C vào 100 mL dung dịch NaHCO3 1 M ở 28 °C. Sau phản ứng, dung dịch thu được có nhiệt độ là bao nhiêu? Biết nhiệt tạo thành của các chất được cho trong bảng sau:

Chất

HCl(aq)

NaHCO3(aq)

NaCl(aq)

H2O(l)

CO2(g)

ΔfH(kJ/mol)

-168

-932

-407

-286

-392

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Cách tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào enthalpy tạo thành của các chất

ΔrH2980=ΔrH2980(sp)ΔrH2980(cd)

          Trong đó: ΔrH2980(sp) và ΔrH2980(cd) là tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn của sản phẩm và chất đầu của phản ứng

Lời giải:

- Có nHCl=0,1.1=0,1mol, nNaHCO3=0,1.1=0,1mol

- Xét phương trình phản ứng: NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O

ΔrH2980=ΔfH2980(NaCl)+ΔfH2980(CO2)+ΔfH2980(H2O)ΔfH2980(NaHCO3)ΔfH2980(HCl)

-> ΔrH2980=407+(392)+(286)(932)(168)=15kJ

- Vì phản ứng vừa đủ -> Q=0,1.15=1,5kJ

- Vì ΔrH2980 > 0 -> Phản ứng thu nhiệt

-> Nhiệt độ giảm đi là ΔT=1,5.103(100+100).4,2=1,79C

-> Sau phản ứng, dung dịch thu được có nhiệt độ là 28 - 1,79 = 26,21 oC

Đánh giá

0

0 đánh giá