Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 Giới thiệu về La Phông-ten hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 9 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Jean De La Fontaine (Giăng đờ La Phông-ten) là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp, sinh tại Sa-tô Chi-e-ri trong gia đình một người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, thừa hưởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Học xong ở Paris, ông trở về quê nối nghiệp cha quản lý khu rừng ở địa phương, sống với những người lao động nghèo khổ.
Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và thật sự tinh tế, sinh động khi ông miêu tả thiên nhiên hay khi viết về các loài thú, loài cây, về con cao, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác cả về thiên nhiên và xã hội. La Phông-ten giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác vì vậy ông không được vua Louis XIV ưa thích. La Phông-ten sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau: Truyện, thơ, tiểu thuyết, kịch… nhưng ông lại nổi tiếng thế giới với tập thơ Ngụ ngôn(1666-1694) gồm 12 quyển. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1863.
Văn phong của La Phông-ten giàu chất thơ, dí dỏm và hàm súc đa nghĩa. Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành 5 tập, nổi bật bởi tài kể chuyện. Thơ ngu ngôn của La Phông-ten tiêu biểu cho bút pháp của ông: nhẹ nhàng, linh hoạt, uyên bác, lúc hài hưỏc, dí dỏm, có khi mơ mộng, phóng túng. Ngụ ngôn của ông kết hợp hết sức nhuần nhuyễn những câu thơ rất ngắn 2 hay 3 âm tiết diễn tả rất linh hoạt các tình huống khác nhau của cuộc sống. Thơ ngụ ngôn mang tính chất dân tộc sâu sắc của La Phông-ten là biểu tượng của nền văn học Pháp. Rất nhiều bài nổi tiếng được truyền tụng từ đời này sang đời khác và trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống khác nhau của cuộc sống: Ve và kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non; Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho; Gà trống và cáo; Ông già và các con; Gà mái đẻ trứng vàng; Thỏ và rùa; Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột, v.v… La Fontaine kế thừa truyền thống sáng tác của các nhà ngụ ngôn trước ông như Êdốp (Hy lạp), Đabriux (Syrie), Pheđrô (La Mã) và sáng tạo nên nhiều hình tượng mới có tính chất thời đại. Một bài ngụ ngôn của La Phông-ten gồm hai phần: phần chính giống như một màn kịch nhỏ có thắt nút, cởi nút và phần rút ra bài học thường chỉ là một vài câu ngắn gọn. Dưới ngòi bút của ông, các con vật như sư tử, hổ, báo, cáo, gà, mèo, chuột, ve,… được nhân cách hóa, cũng biết yêu, ghét, thiện và ác. Xã hội loài vật trong Ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Phông-ten đang sống, với đủ mọi cung bậc, tầng lớp, với những mâu thuẩn bộc lộ bản chất của xã hội đó, từ những người thấp cổ bé họng đến những kẻ quyền cao chức trọng, và cao nữa là đức Vua – Sư tử. Ông ca ngợi trí thông minh, lòng nhân hậu của người lao động, phê phán thói kiêu căng của bọn quý tộc, thói đạo đức giả của giới tu sĩ, thái độ nịnh trên nạt dưới của bọn quan lại, tính hiếu danh, xu thời của tầng lớp tư sản. Hình ảnh Vua – Sư tử trong Ngụ ngôn của ông tượng tnmg cho sự tác oai, tác quái của giai cấp thống trị. Trong thơ La Phông-ten ngay cả những vật vô tri như cánh rừng, dòng suối cũng có tiếng nói và tâm tình như con người khiến thơ ông ngoài tính chất phê phán, chiến đấu còn mang tính trữ tình sâu sắc.
La Phông-ten trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi và mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên những giá trị thời sự sâu sắc.
Phân tích bài thơ “Lão nông và các con”
Lao động là vẻ vang. Lao động là nghĩa vụ. Lao động là cần thiết,… tục ngữ có câu: “Có làm thì mới có ăn – không dưng ai dễ đem phần đến cho.” Có biết bao nhiêu câu nói về lao động mà lời hay ý đẹp. Cách đây trên ba thế kỉ, nhà thơ La Phông-ten đã học tập và kế thừa văn học dân gian Pháp và những nhà văn tiền bối viết về ngụ ngôn như Edốp, Babriux, Pheđrô,… để sáng tạo nên những bài thơ ngụ ngôn bất hủ như bài Lão nông và các con. Bài thơ mượn lời cha dặn để nói về lao động và ca ngợi sức lao động sáng tạo. Tác giả không thuyết lý, mà đã sử dụng ngụ ngôn dưới hình thức thơ ca để chuyển tải một lời giáo huấn của cha đối với các con về giá trị của lao động.
Bài thơ ngụ ngôn này cũng tạo nên một tình huống rất điển hình: Cha trước lúc qua đời gọi các con đến để dặn dò. Lời cha dặn trở thành lời trăng trối, (nói là giối giăng cũng được). Một không khí thiêng liêng. Chỉ có con bất hiếu mới không nghe lời cha trong giây phút trang nghiêm như vậy. Nếu chưa hiểu được tình huống này xem như thiếu tiền đề để cảm nhận bài thơ.
Câu chuyện cha kể, cha dặn phút lâm chung cũng rất đơn giản mà cảm động. Mở đầu bài thơ là hai câu như một câu cách ngôn. Phải biết lao động, phải cần cù gắng sức, có thế mới được ấm no, dư dật:
Hãy lao động cần cù gắng sức,
Ấy chân lưng sung túc nhất đời.
Cha là một phú nông, một nông dân giàu có. Nhờ cần cù, lao động mà có một gia sản: một số ruộng đất để lại cho các con. Trước lúc chết gọi các con lại không phải để chia gia tài mà là để dặn dò những điều thiết tha. Cha khuyên các con ruộng đất là gia tài, gia sản, không được bán đi. Nhà nông nếu bán ruộng đất đi chẳng khác nào tự chặt chân tay mình, triệt đường sinh sống.
Điều thứ hai cha dặn, chắc là có nói thầm: có một kho vàng ông bà chôn dưới ruộng mà lâu nay cha tìm mãi vẫn chưa thấy:
Kho vàng chôn dưới chân kia,
Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công.
Các con phải thay cha, gắng công tìm kiếm, nhớ kiên trì, bền bỉ. Cha dặn tiếp các con cần cù cày xới, không được bỏ hoang đất, mùa này qua mùa khác phải cần cù, chịu khó xốc ruộng lên. Đây là những câu thơ dịch khá hay:
Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa,
Tay cày, tay cuốc, tay bừa,
Xới qua xới lại, chẳng chừa chỗ không.
Cha động viên các con và khẳng định. Đây là ý chính trong lời cha:
Tìm khắc thấy: cuối cùng sẽ thắng
Có cả niềm tin cậy vào đàn con hiếu thảo đang đứng xung quanh cha phút lâm chung. Ba chữ “tìm khắc thấy” dịch đúng ý trong câu thơ tiếng Pháp, đầy ấn tượng mạnh mẽ vì đó là tấm lòng, là tình thương của cha.
Bốn câu tiếp theo là hệ quả. Các con làm đúng theo lời cha dặn. Kho vàng chôn dưới đất (nghĩa đen) vẫn chưa tìm thấy nhưng nhờ cần cù, siêng năng cấy cày mà chỉ mùa sau, chỉ cuối năm đã tìm được một kho vàng đích thực “lúa tốt bời bời bội thu”.
Vàng tìm thấy là hoa lợi, là ngũ cốc, là lương thực, thực phẩm. Vàng ấy được tạo nên bằng công sức mồ hôi. Bởì vậy người đời gọi hạt gạo là hạt vàng, hạt ngọc là như thế. Do đó, câu chuyện cha dặn các con giữ đất và đào đất tìm vàng thực chất là lời dạy: giữ lấy ruộng vườn, cần cù chịu khó cấy cày chăm bón sẽ trở nên ấm no, giàu có.
Bốn câu cuối là lời bàn, là lời bình luận của nhà thơ. Có 2 ý chính: một là khen ông bố (người phú nông) rất khôn ngoan. Câu thơ dịch sát nghĩa và hóm hỉnh (giấu mô: giấu ở đâu):
Vàng với bạc giấu ở mô chằng thấy
Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan
Hai câu cuối khẳng định một bài học, một chân lý. Câu thơ dịch sát nghĩa, rất hay. Câu thơ tiếng Pháp đại ý: Trước lúc chết, cha chỉ bảo các con: lao động ấy là kho vàng, nhà thơ Tú Mỡ đã dịch thành:
Trước khi từ giã trần gian,
Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.
Bài thơ ngụ ngôn Lão nông và các con là một bài thơ hay, hấp dẫn, hóm hỉnh, thấm thía. Chuyện kể là chuyện giấu vàng và tìm vàng. Mở đầu là hai câu thơ nói lên một châm ngôn sống: Phải lao động và chịu khó làm ăn. Kết thúc bài thơ là một chân lý được đúc kết: lao động là một kho vàng, kho báu. Thật là giản dị mà ý nhị, sâu sắc. Nhà thơ Tú Mỡ đã dịch rất sáng tạo, rất hay bài thơ này.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.