SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 72 Bài 23: Ôn tập chương 7

289

Với giải Câu hỏi trang 72 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 23: On tập chương 7  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 72 Bài 23: Ôn tập chương 7

Bài 23.6 trang 72 SBT Hóa học 10: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ dài liên kết biến đổi như thế nào?

A. Không đổi.      

B. Giảm dần.        

C. Tăng dần.        

D. Tuần hoàn.

Phương pháp giải:

Dựa vào bán kính nguyên tử của nhóm halogen tăng dần từ fluorine đến iodine → khoảng cách giữa nguyên tử H và nguyên tử halogen tăng dần

Lời giải:

- Đáp án: C

Bài 23.7 trang 72 SBT Hóa học 10: Dung dịch hydrohalic acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là

A. HCl.                

B. HI.                   

C. HF.                  

D. HBr.

Lời giải:

- Đáp án: C

- Cụ thể: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Bài 23.8 trang 72 SBT Hóa học 10: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Cl2 khi cho chất rắn nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng?

A. CaCO3.            

B. NaHCO3.         

C. FeO.                

D. MnO2.

Phương pháp giải:

Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng các chất có tính oxi hóa mạnh (MnO2, KMnO4,…) tác dụng với HCl để điều chế khí Cl2

Lời giải:

- Đáp án: D

- Cụ thể: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Bài 23.9 trang 72 SBT Hóa học 10: Cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa muối KCl và muối nào sau đây?

A. KClO.             

B. KClO3.            

C. KClO4.            

D. KClO2.

Lời giải:

- Đáp án: B

- Cụ thể: 3Cl2 + 6KOH -> 5KCl + KClO3 + 3H2O

Bài 23.10 trang 72 SBT Hóa học 10: Hydrohalic acid nào sau đây có tính acid mạnh nhất?

A. HI.                  

B. HF.                  

C. HCl.               

D. HBr.

Phương pháp giải:

Dựa vào bán kính nguyên tử của nhóm halogen tăng dần từ fluorine đến iodine → khoảng cách giữa nguyên tử H và nguyên tử halogen tăng dần → nguyên tử H có độ linh động tăng dần → tính acid càng mạnh

Lời giải:

- Đáp án: A

Bài 23.11 trang 72 SBT Hóa học 10: Quặng apatite, loại quặng phổ biến trong tự nhiên có chứa nguyên tố fluorine, có thành phần hoá học chính là

A. CF3Cl.             

B. NaF.                

C. Na3AlF6.         

D. Ca10(PO4)6F2.

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 23.12 trang 72 SBT Hóa học 10: Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với halogen nào sau đây xảy ra thuận nghịch?

A. F2.                   

B. I2.                    

C. Br2.                  

D. Cl2.

Lời giải:

- Đáp án: B

- Cụ thể: 

Bài 23.13 trang 72 SBT Hóa học 10: Trong các đơn chất halogen, từ F2 đến I2, nhiệt độ sôi biến đổi như thế nào?

A. Giảm dần.        

B. Tuần hoàn.      

C. Không đổi.       

D. Tăng dần.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Đặc điểm của tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 23.14 trang 72 SBT Hóa học 10: Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh nhất?

A. I2.                    

B. Br2.                  

C. Cl2.                  

D. F2.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Đặc điểm của tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải:

- Đáp án: A

Bài 23.15 trang 72 SBT Hóa học 10: Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?

A. Nhường 1 electron.                       

B. Nhận 1 electron

C. Nhận 2 electron.                           

D. Góp chung electron.

Lời giải:

- Đáp án: D

- Giải thích: Đây là liên kết giữa các nguyên tử có cùng bản chất về mặt hóa học " Tạo liên kết cộng hóa trị → Các nguyên tố góp chung electron

Đánh giá

0

0 đánh giá