Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 58: Luyện tập chung Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Toán 3 Bài 58 từ đó học tốt môn Toán lớp 3.
Giải vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 58: Luyện tập chung | Kết nối tri thức
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 49, 50 Bài 58 Tiết 1
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 49 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Lời giải
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 49 Bài 2: Trâu rừng cân nặng 909 kg. Voi cân nặng gấp 5 lần trâu rừng, voi cân nặng gấp 9 lần gấu trắng. Hỏi gấu trắng cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Lời giải
Voi nặng số ki-lô-gam là:
909 × 5 = 4 545 (kg)
Gấu trắng nặng số ki-lô-gam là:
4 545 : 9 = 505 (kg)
Đáp số: 505 kgVở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 49 Bài 3:
a) × 3 = 3 156
b) : 6 = 704
Lời giải
a)
b)
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 50 Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) Hai con cà cuống A và B cùng bơi đến chỗ cụm rong (như hình vẽ). Cà cuống A bơi theo đường gấp khúc gồm 2 đoạn bằng nhau, cà cuống B bơi theo đường gấp khúc gồm 3 đoạn bằng nhau.
Cà cuống có quãng đường bơi ngắn hơn là cà cuống ……
b) Quãng đường bơi của tôm là đường gấp khúc gồm 7 đoạn dài bằng nhau. Biết quãng đường tôm bơi dài bằng quãng đường bơi của cà cuống A. Mỗi đoạn của đường gấp khúc tôm bơi dài ….. cm.
Lời giải
a) Quãng đường của cà cuống A dài là:
1 246 × 2 = 2 492 (cm)
Quãng đường của cà cuống B dài là:
728 × 3 = 2 184 (cm)
Vì 2 492 > 2 184
Ta có thể điền vào chỗ chấm như sau:
Cà cuống có quãng đường bơi ngắn hơn là cà cuống B.
b) Mỗi đoạn của đường gấp khúc tôm bơi dài số xăng - ti - mét là:
2 492 : 7 = 356 (cm)
Số cần điền vào chỗ chấm là 356.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 50 Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Biết 7 cục pin như nhau nặng 2 135 g. Rô-bốt A nặng 2 000 g, Rô-bốt B nặng
1 500 g.
a) Mỗi cục pin cân nặng ….. g.
b) Sau khi lắp vào rô-bốt số pin như hình vẽ:
Rô-bốt A cân nặng ….. g.
Rô-bốt B cân nặng ….. g.
Lời giải
a) Mỗi cục pin cân nặng số gam là:
2 135 : 7 = 305 (g)
Ta điền được như sau:
Mỗi cục pin cân nặng 305 g.
b) Theo hình vẽ, rô-bốt A được lắp 5 cục pin.
Rô-bốt A cân nặng số gam là:
2 000 + 305 × 5 = 3 525 (g)
Theo hình vẽ, rô-bốt B được lắp 6 cục pin.
Rô-bốt B cân nặng số gam là:
1 500 + 305 × 6 = 3 330 (g)
Ta điền vào chỗ trống như sau:
Rô-bốt A cân nặng 3 525 g.
Rô-bốt B cân nặng 3 330 g.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 51, 52 Bài 58 Tiết 2
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 51 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Lời giải
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 51 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Ở khu vui chơi, bác Phong muốn gắn các dây đèn dọc theo mỗi cạnh của nóc ngôi nhà dạng khối lập phương. Mỗi cạnh cần gắn một dây đèn dài 480 cm.
a) Bác Phong cần gắn ….. dây đèn.
b) Tổng độ dài các dây đèn đó là ….. xăng-ti-mét
Lời giải
a) Nóc ngôi nhà có 4 cạnh.
Kết luận: Bác Phong cần gắn 4 dây đèn.
b) Tổng độ dài các dây đèn đó là:
480 × 4 = 1 920 (cm)
Ta điền được như sau:
Tổng độ dài các dây đèn đó là 1920 xăng-ti-mét.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 51 Bài 3: Chú ốc sên A chỉ bò theo đường nét liền. Chú ốc sên B chỉ bò theo đường nét đứt. Cả hai chú ốc sên đều bò đến chiếc lá ghi kết quả của phép tính trên mình chú ốc sên đó. Em hãy tô màu đỏ cho đường đi của ốc sên A và màu xanh cho đường đi của ốc sên B.
Lời giải
Ta có:
1 010 × 7 = 7 070
7 010 : 7 = 1 001 (dư 3)
Ta có thể tô màu như hình sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 52 Bài 4: Viết A hoặc B hoặc C thích hợp vào chỗ chấm.
Người khổng lồ ….. nâng được nhiều ki-lô-gam nhất.
Lời giải
Người khổng lồ A nâng được số ki-lô-gam là:
460 × 3 = 1 380 (kg)
Người khổng lồ B nâng được số ki-lô-gam là:
4 300 + 21 = 4 321 (kg)
Người khổng lồ C nâng được 3 500 ki-lô-gam.
Ta sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: 1380 kg < 3500kg < 4321kg.
Người khổng lồ B nâng được nhiều ki-lô-gam nhất.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 52, 53 Bài 58 Tiết 3
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 52 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
a) (3 000 + 618) : 3 = …..
= …..
b) (1 216 + 807) × 4 = …..
= …..
c) 8 412 : (3 + 3) = …..
= …..
d) 913 × (10 – 3) = …..
= …..
Lời giải
a) (3 000 + 618) : 3 = 3 618 : 3
= 1 206
b) (1 216 + 807) × 4 = 2 023 × 4
= 8 092
c) 8 412 : (3 + 3) = 8 412 : 6
= 1 402
d) 913× (10 - 3) = 913 × 7
= 6 391
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 52 Bài 2: Một chiếc xe chở 7 530 l dầu. Người ta hút xuống một số lít dầu thì số lít dầu còn lại bằng số lít dầu ban đầu giảm đi 5 lần. Hỏi trên xe còn lại bao nhiêu lít dầu?
Lời giải
Trên xe còn lại số lít dầu là:
7 530 : 5 = 1 506 (l)
Đáp số: 1 506 l
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 53 Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Nhà vua cho đắp một đoạn đê dài để ngăn lụt. Đắp 1 m đê cần dùng hết 7 quan tiền. Nhà vua đã chi hết 3 514 quan tiền.
Nhà vua đã cho đắp ….. m đê.
Lời giải
Nhà vua đã cho đắp số mét đê là:
3 514 : 7 = 502 (m)
Đáp số: 502 m đê.
Kết luận: Nhà vua đã cho đắp 502 m đê.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 53 Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Thời nhà Lý, một cung điện gồm bốn toà nhà vậy quanh một cái sân có dạng hình vuông. Người ta lợp ngói ba toà nhà A, B và C, mỗi toà nhà dùng hết 1 708 viên ngói, còn toà nhà D dùng hết 2 715 viên ngói.
a) Lợp cả cung điện cần ….. viên ngói.
b) Khi lợp đến nửa toà nhà A thì vừa hết ngói. Để lợp xong toà nhà A thì cần ….. viên ngói nữa.
Lời giải
a) Lợp ngói ba toà nhà A, B và C cần số viên ngói là:
1 708 × 3 = 5 124 (viên)
Lợp cả cung điện cần số viên ngói là:
5 124 + 2 715 = 7 838 (viên)
Lợp cả cung điện cần 7838 viên ngói.
b) Để lợp xong toà nhà A thì cần số viên ngói nữa là:
1708 : 2 = 854 (viên)
Khi lợp đến nửa toà nhà A thì vừa hết ngói. Để lợp xong toà nhà A thì cần 854 viên ngói nữa.
Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 57: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
Bài 59: Các số có năm chữ số, số 100 000
Bài 60: So sánh các số trong phạm vi 100 000
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.