Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài Ôn tập giữa học kì 2 | Kết nối tri thức

507

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài Ôn tập giữa học kì 2 | Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Tiếng việt lớp 3 Bài Ôn tập giữa học kì 2  từ đó học tốt môn Tiếng việt lớp 3.

Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bài Ôn tập giữa học kì 2 | Kết nối tri thức

Tiết 1, 2 trang 71, 72

Câu 1 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn và nêu nội dung của 3 bài trong số các bài dưới đây.

Câu 1 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn và nêu nội dung của 3 bài trong số các bài dưới đây. (ảnh 2)

Trả lời:

1. Quả hồng của thỏ con

Bài đọc “Quả hồng của thỏ con” kể về chú thỏ phát hiện ra quả hồng vẫn còn xanh và quyết định chăm sóc nó đến lúc chín. Khi quả đã chín, trong lúc thỏ đợi quả hồng chín rụng xuống thì có một đàn chim bay đến xin thỏ nhường cho chúng quả hồng vì chúng đang rất đói. Thỏ suy nghĩ một lúc thì đồng ý. Sau khi đàn chim biết được thỏ chưa được ăn hồng bao giờ và cảm kích trước sự tốt bụng của thỏ, đàn chim đã tìm được một cây hồng sai trĩu quả và mời thỏ đến thưởng thức.

2. Chuyện bên cửa sổ

Bài đọc “Chuyện bên cửa sổ” kể về một cậu bé không hiểu vì thích quá hay đùa nghịch mà đã cầm sỏi để ném đàn chim làm tổ ở sân thượng nhà cậu bé. Đàn chim nối nhau bay sang nhà khác. Sau vài tuần cậu bé bị ốm, cậu nhìn đàn chim đang vui đùa với nhau ở sân thượng nhà bên, cậu đã ngẩn người ra và cảm thấy hối hận vì đã ném sỏi vào đàn chim.

3. Tay trái và tay phải

Bài đọc “Tay trái và tay phải” kể về câu chuyện giữa 2 người bạn thân tay trái và tay phải. Trong một lần tay phải xách một chiếc túi nặng, mệt quá nên trách tay trái chỉ cần làm việc nhẹ nhàng còn việc nặng nhọc tay phải làm hết. Nghe vậy tay trái rất buồn và giận tay trái, tự nhủ sẽ không giúp việc gì nữa. Sáng hôm sau, rất nhiều việc không có tay trái làm cùng thì tay phải gặp khó khăn rất nhiều. Tay phải rất hối hận, liền xin lỗi tay trái. Thế là tay trái và tay phải lại cùng nhau làm việc và hoàn thành một cách nhanh chóng.

Câu 2 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc một trong những bài trên và trả lời câu hỏi.

a. Bài đọc viết về ai hoặc viết về sự vật gì?

b. Em nhớ nhất chi tiết nào trong bài đọc?

c. Em học được điều gì từ bài đọc?

Đọc một trong những bài trên và trả lời câu hỏi trong Câu 2 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 3 (ảnh 1)

Trả lời:

a. Bài đọc viết về tay trái và tay phải.

b. Em nhớ nhất những chi tiết mà khi không có tay trái làm việc cùng, thỏ gặp phải rất nhiều khó khăn và không hoàn thành được công việc. Khi đánh răng, tay phải bận cầm bàn chải nên không sao cầm được cốc nước. Tay phải loay hoay cài khuya áo với một tay rất khó khăn. Khi vẽ tranh thì chỉ có một tay cầm bút màu, không có tay nào để giữ giấy.

c. Em học được điều gì từ bài đọc?

Em học được cách phải biết hợp tác, hỗ trợ, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau trong mọi hoàn cảnh thì mọi việc mới có thể thành công hoàn thành một cách suôn sẻ, nhanh chóng và chính xác.

Câu 3 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu:

Tiết 1, 2 trang 72, 73 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

a. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ.

b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gì?

c. Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

a.

- Các từ ngữ chỉ sự vật: trăng, cánh rừng, quả chín, nhà, biển, mắt cá, mi, sân chơi, quả bóng, trời.

- Các từ ngữ chỉ đặc điểm: xa, hồng, lửng lơ, xanh, tròn.

b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với quả chín, biển xanh, mắt cá, quả bóng.

c. Em thích hình ảnh so sánh “Trăng bay như quả bóng/ Bạn nào đá lên trời” vì em cảm thấy trăng tròn rất đáng yêu, vui nhộn, tinh nghịch trên bầu trời như quả bóng của bạn nào đá lên trời.

Câu 4 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây:

Tiết 1, 2 trang 72, 73 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc: cá kim bé nhỏ như que diêm màu tím, cá ót mặc áo vàng có dọc đen, cá khoai trong suốt như miếng nước đá, cá song lực lưỡng, da đen trũi, cá hồng đỏ như lửa…

Câu 5 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn trên.

Tiết 1, 2 trang 72, 73 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Sự vật 1

Đặc điểm đem ra so sánh

Từ so sánh

Sự vật 2

cá khoai

trong suốt

như

miếng nước đá

cá hồng

cỏ

như

lửa

Tiết 3, 4 trang 73, 74

Câu 1 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc 2 – 3 khổ thơ em đã thuộc. Em thích những câu thơ nào nhất?

Tiết 3, 4 trang 74, 75

Trả lời:

- Đọc khổ thơ mà em đã thuộc. Nêu những câu thơ mà em cảm thấy thích nhất.

- Lưu ý đọc đúng, lưu loát, rõ ràng.

Câu 2 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm các từ ngữ có nghĩa giống nhau hoặc có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn thơ dưới đây:

Tiết 3, 4 trang 74, 75

Trả lời:

Từ đồng nghĩa: vui – cười hớn hở - tay bắt mặt mừng

Từ trái nghĩa: lớn – tí teo

Câu 3 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:

Tiết 3, 4 trang 74, 75

Trả lời:

* mới:

- Đồng nghĩa: mới mẻ

- Trái nghĩa: cũ

* nhỏ

- đồng nghĩa: bé

- trái nghĩa: to lớn

* nhiều

- đồng nghĩa: lắm

- trái nghĩa: ít

Câu 4 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông trong bài thơ dưới đây:

Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông trong bài thơ dưới đây (ảnh 1)

Trả lời:

Con cua hỏi mẹ

Dưới ánh trăng đêm:

- Cô lúa đang hát

Sao bỗng lặng im.

Đôi mắt lim dim

Mẹ cua liền đáp:

- Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát.

Câu 5 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 3: Dựa vào tranh dưới đây, đặt 4 câu: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

Dựa vào tranh dưới đây, đặt 4 câu: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. (ảnh 1)

Trả lời:

- Câu kể: Bố em là bác sĩ.

- Câu hỏi: Cô ấy đang hát bài gì?

- Câu cảm: Chị ấy vẽ tranh thật đẹp!

- Câu khiến: Hãy chú ý nghe cô giáo giảng bài.

Tiết 5 trang 74, 75

Câu 1 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu:

Đường về

Tiết 5 trang 75, 76Tiết 5 trang 75, 76

* Từ ngữ:

- Khiêm nhường: nhường nhịn, không khoe khoang, không tranh giành với người khác.

- (Đá) lởm chởm: có nhiều mũi nọn nhô lên không đều.

- Hồn hậu: mộc mạc, hiền từ.

a. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn.

Tiết 5 trang 75, 76

b. Em thích cảnh vật nào trong câu chuyện, vì sao?

Trả lời:

a. Đoạn 1 – Cảnh vật trên đường về xóm núi

Đoạn 2 – Cảnh xóm núi

Đoạn 3 – Tình cảm người dân xóm núi

b. Em thích cảnh vật thiên nhiên của xóm núi, bỏi vì cảnh vật đó gợi cho người đọc cảm giác yên bình, nhẹ nhàng.

Câu 2 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong một câu chuyện, bài văn, bài thơ đã học.

Trả lời:

Khung cảnh gian nhà bếp của hai mẹ con cậu bé sáng bừng ánh lửa, những bó đuộc từ mọi ngả đổ về căn nhà nhỏ mang lại cho em rất nhiều cảm xúc. Xóm núi tuy thưa thớt, đơn sơ, mộc mạc nhưng tình cảm của những người dân ở đây dành cho nhau đều là sự chân thành, giản dị và thân tình. Xóm núi đón hai mẹ con cậu bé trở về trong sự hân hoan, cảm mến và đầy tình yêu thương, xúc động. Tình cảm ấy thật thiêng liêng và quý báu.

Tiết 6, 7 trang 76, 77, 78

Câu 1 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

Gió

Tiết 6, 7 trang 77, 78, 79 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

* Nội dung chính: Bài đọc “Gió” kể về hình ảnh gió rất tinh nghịch, đáng yêu, vui chơi như những đứa trẻ con và bé đã có thắc mắc rằng gió đi tới đâu bé đều biết nhưng sao bé lại không nhìn thấy gió.

Trả lời:

a. Bé nhận ra gió khi thấy: cành lá rung rinh, sáo diều kêu, chong chóng quay, thả diều, giật tung nón bé, lúc giông bão.

b. Gió trong bài thơ đáng yêu ở chi tiết gió cũng tinh nghịch, thích chơi đùa như những đứa trẻ: gió trèo me, huýt sáo, hát ca, cùng bé thả diều, xoay chong chóng, giật tung nón bé trêu đùa.

Câu 2 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc hiểu

Chú sẻ và bằng lăng

Đọc hiểu trong Câu 2 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 3 (ảnh 2)

* Nội dung chính: Bài đọc “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” kể về câu chuyện chú sẻ đã giúp cây bằng lăng cho bé Thơ thấy bông hoa cuối cùng. Bé Thơ đi viện về, hoa bằng lăng vui mừng nở nốt bông hoa cuối mùa nhưng do bị cửa sổ che khuất nên bé Thơ nhìn mãi vẫn không thấy một bông bằng lăng nào nữa. Bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua. Sẻ non liền bay sà xuống, đậu nhẹ lên cành bằng lăng, làm cho bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ và bé Thơ rất vui mừng khi nhìn thấy bông hoa.

* Từ ngữ:

- Bằng lăng: cây thân gỗ, hoa màu tím hồng.

- Chúc: chúi xuống thấp.

*Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Câu chuyện có những nhân vật nào?

Trả lời:

Câu chuyện có nhân vật bé Thơ, chim sẻ và cây bằng lăng.

b. Vì sao mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui?

Tiết 6, 7 trang 77, 78, 79 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.

c. Bằng lăng làm gì để thể hiện tình bạn với bé Thơ?

Tiết 6, 7 trang 77, 78, 79 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.

d. Khi trở về nhà, tại sao bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua?

Trả lời: Khi trở về nhà, bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua vì bé Thơ không nhìn thấy bông hoa do nó nở cao hơn cửa sổ.

e. Sẻ non sẽ làm gì để giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng nở muộn? (Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.)

Tiết 6, 7 trang 77, 78, 79 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Sẻ non bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững.

g. Mỗi ý dưới đây phù hợp với đoạn nào trong câu chuyện?

Tiết 6, 7 trang 77, 78, 79 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Đoạn 1 – Bằng lăng nở mà không vui.

Đoạn 2 – Bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua.

Đoạn 3 – Sẻ non giúp hoa bằng lăng và bé Thơ.

h. Theo em, câu chuyện nói với chúng ta điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện muốn nói với chung ta rằng bạn bè hãy luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, hết lòng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống

i. Tìm trong câu chuyện 3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non.

Trả lời:

3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non: bay vù, đáp xuống, cố đứng vững.

k. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu nào?

- Bông hoa bằng lăng đẹp quá!

- Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

- Sẻ con rất yêu bằng lăng và bé Thơ.

- Sẻ con hãy giúp bé Thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi!

Tiết 6, 7 trang 77, 78, 79 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

- Bông hoa bằng lăng đẹp quá! → câu cảm

- Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? → câu hỏi

- Sẻ con rất yêu bằng lăng và bé Thơ. → câu kể

- Sẻ con hãy giúp bé Thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi! → câu khiến

Câu 1 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe viết: Gió (3 khổ thơ đầu)

Tiết 6, 7 trang 77, 78, 79 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Gợi ý:

- Học sinh nghe cô giáo đọc rồi viết vào vở.

- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: rung rinh, trèo, huýt sáo, chong chóng, giật, bông đùa, chọc trêu…

Câu 2 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.

Tiết 6, 7 trang 77, 78, 79 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Câu chuyện “Cô Vịt tốt bụng” là câu chuyện em đã được nghe kể. Trong câu chuyện, em thích nhân vật cô Vịt nhất. Bởi vì khi Gà mẹ và gà con muốn sang bờ sông bên kia để kiếm ăn, cô Vịt đã đưa ra lời đề nghị đưa đàn gà sang sông. Cô Vịt cõng gà mẹ, còn các chú vịt con cõng gà con, giúp đàn gà sang bờ bên kia an toàn. Em cảm thấy cô Vịt rất tốt bụng khi đã giúp đỡ Gà mẹ và đàn gà con.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 16: A lô, tớ đây

Bài 17: Đất nước là gì 

Bài 18: Núi quê tôi 

Bài 19: Sông hương

Bài 20: Tiếng nước mình

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá