Ngữ văn 10 Kết nối tri thức: Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

1 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Múa rối nước soi bóng tiền nhân Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Múa rối nước soi bóng tiền nhân lớp 10.

Múa rối nước soi bóng tiền nhân - Ngữ văn lớp 10

1. Xuất xứ

- Văn bản in trong tạp chí Heritage. số ra tháng 7/2019

2. Bố cục

Múa rối nước soi bóng tiền nhân có thể chia làm 4 phần:

- Phần 1: từ đầu đến “Bắc Bộ Việt Nam”: giới thiệu về loại hình nghệ thuật múa rối nước

- Phần 2: tiếp theo đến “đã khác hơn nhiều”: nguồn gốc và sân khấu của múa rối nước

- Phần 3: tiếp theo đến “thật tròn vai”: tạo hình và kĩ thuật biểu diễn của múa rối nước

- Phần 4: còn lại: múa rối nước trong bối cảnh xã hội hiện đại

3. Giá trị nội dung

Giá trị nội dung của Múa rối nước soi bóng tiền nhân:

- Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc - múa rối nước ở nhiều phương diện như nguồn gốc, cách thức hoạt động, sân khấu và giá trị của nó trong đời sống hiện đại

- Thể hiện niềm tự hào và ca ngợi đối với bộ môn truyền thống của dân tộc, giúp người đọc hiểu và trân trọng hơn những giá trị đó

- Cho thấy những thách thức và khó khăn của múa rối nước trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay khi rất nhiều các loại hình giải trí khác ra đời

4. Giá trị nghệ thuật

Giá trị nghệ thuật của Múa rối nước soi bóng tiền nhân:

- Lời văn rõ ràng, rành mạch

- Ngôn từ phù hợp với văn bản thông tin

- Văn phong mạch lạc, dễ hiểu, truyền tải được thông tin một cách khách quan

- Thể hiện được những đặc trưng của một bài tạp chí như nội dung, sapo, bố cục,...

Từ khóa :
Ngữ văn 10
Đánh giá

0

0 đánh giá