Tài liệu tác giả tác phẩm Gò me Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Gò me lớp 7.
Gò me - Ngữ văn lớp 7
I. Tác giả Hoàng Tố
1. Tiểu sử
- Hoàng Tố Nguyên tên thật là Lê Hoằng Mưu (1929-1975)
- Quê quán: xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
2. Sự nghiệp
- Ông là nhà thơ lớn của đất nước
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và sống ở miền Bắc đến hết cuộc đời.
- Là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
- Ông tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tây Nam Bộ từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
- Phong cách sáng tác: giọng thơ đằm thấm, ân tình, đậm chất Nam Bộ, thể hiện tâm hồn tinh tế, tha thiết yêu đất nước, quê nước.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Gò me (1957), Quê chung (1962), Truyện thơ Đổi đời (1955), Từ nhớ đến thương (1950), Gửi chiến trường chống Mỹ (1966)...
II.Tìm hiểu Tác phẩm Gò me
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Bài thơ Gò me được Hoàng Tố Nguyên sáng tác năm 1956 - thời kì đất nước bị chia cắt.
b. Thể loại
- Tác phẩm Gò me thuộc thể thơ tự do
c. Phương thức biểu đạt
- Tác phẩm Gò me có phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp miêu tả
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Tác phẩm Gò me thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ
- Hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.