Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 5 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 1. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 5
Ngữ văn 7 trang 107 Câu 1: “Quy tắc”, “luật lệ” có phải là thuật ngữ không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu kiến thức khái niệm thuật ngữ để trả lời
Trả lời:
“Quy tắc”, “luật lệ” là thuật ngữ. Vì những từ ngữ này biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
Ngữ văn 7 trang 107 Câu 2: Trong mục 2 của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học, “từ khóa”, “câu chủ đề” có phải là thuật ngữ không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu kiến thức khái niệm thuật ngữ để trả lời
Trả lời:
Trong mục 2 của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học, “từ khóa”, “câu chủ đề” là thuật ngữ. Vì những từ ngữ này biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
Ngữ văn 7 trang 107 Câu 3: Điền vào bảng dưới đây một số thuật ngữ được sử dụng trong các phần 1,2 của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
Phần văn bản |
Thuật ngữ được sử dụng |
1. Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần |
|
2. Học cách tìm nội dung chính |
Phương pháp giải:
Đọc lại các phần 1,2 và tìm ra các thuật ngữ được nhắc tới
Trả lời:
Phần văn bản |
Thuật ngữ được sử dụng |
1. Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần |
từ khóa, trọng tâm, kí hiệu |
2. Học cách tìm nội dung chính |
dưỡng chất, từ khóa, câu chủ đề, trọng tâm, sơ đồ |
Ngữ văn 7 trang 108 Câu 4: Điền vào bảng dưới đây một số thuật ngữ được sử dụng trong các phần của văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn:
Phần văn bản |
Thuật ngữ được sử dụng |
1. |
Ví dụ: tốc độ đọc… |
2. |
… |
3. |
… |
4. |
… |
5. |
… |
6. |
… |
Dựa vào đâu để em nhận biết các từ ngữ được liệt kê trong bảng trên là các thuật ngữ?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn để phát hiện các thuật ngữ được sử dụng
Trả lời:
Phần văn bản |
Thuật ngữ được sử dụng |
1. |
Ví dụ: tốc độ đọc… |
2. |
từ khóa |
3. |
tốc độ đọc |
4. |
tốc độ đọc |
5. |
kĩ năng |
6. |
... |
Ngữ văn 7 trang 108 Câu 5: Vận dụng kiến thức đã học từ các môn học Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí, Toán học, Khoa học tự nhiên,... để tìm thuật ngữ và ngành khoa học thích hợp, sau đó hoàn chỉnh bảng tổng hợp dưới đây:
Thuật ngữ |
Giải thích |
Ngành khoa học |
muối |
là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kể với một hay nhiều gốc a-xít |
Khoa học Tự nhiên |
là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác |
||
là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái |
||
là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng |
||
là lực hút của Trái Đất |
||
là góc có số đo bằng 90* |
||
là đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên lược đồ địa hình |
||
là thể loại văn học viết cho thiếu nhi, nhân vật chính thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa |
||
là một thời kì tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các môn học để điền vào bảng cho phù hợp
Trả lời:
Thuật ngữ |
Giải thích |
Ngành khoa học |
muối |
là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kể với một hay nhiều gốc a-xít |
Khoa học Tự nhiên |
lực |
là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác |
Khoa học Tự nhiên |
tính từ |
là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái |
Ngữ văn |
sao |
là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng |
Địa lí |
trọng lực |
là lực hút của Trái Đất |
Khoa học Tự nhiên |
góc vuông |
là góc có số đo bằng 90* |
Toán học |
Đường đồng mức |
là đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên lược đồ địa hình |
Địa lí |
Truyện đồng thoại |
là thể loại văn học viết cho thiếu nhi, nhân vật chính thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa |
Ngữ văn |
Thời kì đồ đá |
là một thời kì tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn |
Lịch sử |
Ngữ văn 7 trang 109 Câu 6: Chỉ ra một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? và Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
Phương pháp giải:
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm giọng nói (ngữ điệu, chất giọng, độ cao...) vàhình ảnh (nét mặt, dáng vẻ, trang phục, di chuyển, hành vi, cử chỉ...) được sử dụng trong quá trình giao tiếp
- Em hãy đọc kĩ 2 văn bản để xác định một số phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng
Trả lời:
Hai văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? và Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học đãsử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh minh họa.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.