Giải Toán 8 trang 71 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

273

Với giải SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 71 chi tiết trong Bài 3: Hình thang – Hình thang cân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 8 trang 71 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Thực hành 3 trang 71 Toán 8 Tập 1: Sử dụng thước đo góc và thước đo độ dài để tìm hình thang cân trong các tứ giác ở Hình 12.

Toán 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hình thang – Hình thang cân (ảnh 13)

Lời giải:

Dùng thước đo góc và thước đo độ dài ta xác định được:

• Hình 12a) có AB // DC nên tứ giác ABCD là hình thang, ta đo được ADC^=BCD^ nên hình thang ABCD là hình thang cân.

• Hình 12b) có ST // VU nên tứ giác STUV là hình thang, ta đo được V^U^ nên hình thang STUV không phải là hình thang cân.

• Hình 12c) có EH // FG nên tứ giác EFGH là hình thang, ta đo được EG = HF nên hình thang EFGH là hình thang cân.

• Hình 12d) có MN // QP (do có cặp góc so le trong bằng nhau NMP^=MPQ^) nên tứ giác MNPQ là hình thang, ta đo được MQP^NPQ^ nên hình thang MNPQ không phải là hình thang cân.

Vận dụng 4 trang 71 Toán 8 Tập 1: Mặt cắt của một li giấy đựng bỏng ngô có dạng hình thang cân MNPQ (Hình 13) với hai đáy MN = 6 cm, PQ = 10 cm và độ dài hai đường chéo MP = NQ = 82 cm. Tính độ dài đường cao và cạnh bên của hình thang.

Toán 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hình thang – Hình thang cân (ảnh 14)

Lời giải:

Toán 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hình thang – Hình thang cân (ảnh 15)

• MNPQ là hình thang cân nên MN // QP; MQ = NP; MQP^=NPQ^ (tính chất hình thang cân).

• Ta có: MN // QP (chứng minh trên) và NK ⊥ QP (giả thiết)

Suy ra NK ⊥ MN hay MNK^=90°.

Xét DMHK và DKNM có:

MHK^=KNM^=90°;

MK là cạnh huyền chung;

MKH^=KMN^ (hai góc so le trong của QP // MN).

Do đó DMHK = DKNM (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra HK = NM = 6 cm (hai cạnh tương ứng).

• Xét DMHQ và DNKP có:

MHQ^=NKP^=90°;

MQ = NP (chứng minh trên);

MQH^=NPK^ (chứng minh trên).

Do đó DMHQ = DNKP (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra QH = PK (hai cạnh tương ứng).

Mà QH + HK + PK = QP

Hay 2QH = QP – HK

Khi đó QH = PK = QPHK2=1062=2cm 

Nên HP = HK + KP = 6 + 2 = 8 (cm).

• Áp dụng định lí Pythagore vào DMHP vuông tại H, ta có:

MP2 = MH2 + HP2

Suy ra MH2 = MP2 – HP2 = 82282=12864=64=82

Do đó MH = 8 cm.

Áp dụng định lí Pythagore vào DMHQ vuông tại H, ta có:

MQ2 = MH2 + HQ2 = 82 + 22 = 64 + 4 = 68

Suy ra MQ=217 (cm).

Vậy hình thang cân MNPQ có độ dài đường cao là MH = NK = 8 cm; độ dài cạnh bên là MQ = NP = 217 cm.

Bài tập

Bài 1 trang 71 Toán 8 Tập 1: Tìm x và y ở các hình sau.

Toán 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hình thang – Hình thang cân (ảnh 16)

Lời giải:

• Hình 14a):

Ta có AB // DC nên tứ giác ABCD là hình thang

Do đó B^+C^=180°

Suy ra x=C^=180°B^=180°140°=40°.

• Hình 14b):

Ta có MN // PQ nên tứ giác MNPQ là hình thang

Do đó M^+Q^=180°

Suy ra M^=180°Q^=180°60°=120°

Do MN // PQ nên  (hai góc so le trong).

• Hình 14c):

Ta có HG // IK nên tứ giác GHIK là hình thang.

Do đó x+4x=180°2x+3x=180°

Hay 5x = 180° nên x = 36°.

• Hình 14d):

Ta có VS ⊥ ST và UT ⊥ ST nên VS // UT.

Do đó tứ giác STUV là hình thang

Suy ra V^+U^=180°

Nên 2x + x  = 180° hay 3x = 180°, suy ra x = 60°.

Bài 2 trang 71 Toán 8 Tập 1: Cho tứ giác ABCD có AB = AD, BD là tia phân giác của góc B. Chứng minh rằng ABCD là hình thang.

Lời giải:

Toán 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hình thang – Hình thang cân (ảnh 17)

Xét DABD có AB = AD nên là tam giác cân tại A

Suy ra ABD^=ADB^ (tính chất tam giác cân)

Vì BD là tia phân giác của góc B nên ABD^=CBD^ (tính chất tia phân giác của một góc)

Suy ra CBD^=ADB^=ABD^

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AD // BC.

Xét tứ giác ABCD có AD // BC nên là hình thang.

Vậy ABCD là hình thang.

Đánh giá

0

0 đánh giá