Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức): Thực hành tiếng Việt trang 43

Toptailieu.vn trân trọng giới thiệu bộ Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức Học kì 1 hay nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức): Thực hành tiếng Việt trang 43

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ;

- Nhận diện và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

2. Năng lực

  a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

3. Phẩm chất

QUẢNG CÁO

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS

SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung:GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:Khi đọc một VB thơ, em thấy ngôn ngữ trong thơ có gì khác so với ngôn ngữ đời thường?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thơ là một thể loại văn học, vì vậy ngôn ngữ thơ cũng sẽ có những chắt lọc và trau chuốt hơn so với ngôn ngữ đời thường. Vì thế ngôn ngữ thơ cũng sẽ sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ. Để tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ thơ và các biện pháp tu từ, chúng ta cùng đi vào bài Thực hành tiếng Việt ngày hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về ngôn ngữ thơ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

b. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1 :

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV lần lượt yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về so sánh, nhân hóa và lấy ví dụ về so sánh, nhân hóa: Ở tiểu học, các em đã được học về so sánh và nhân hóa, các em hãy cho biết so sánh, nhân hóa là gì? Tác dụng của biện pháp so sánh, nhân hóa là gì? Lấy ví dụ cho từng biện pháp so sánh, nhân hóa.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm:

+ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng.

+ So sánh nhằm để cho sự diễn đạt thêm gợi hình gợi cảm.

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, v.v... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Nhân hóa nhằm làm cho vật được nhân hóa trở nên sống động, gần gũi với con người.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

- GV yêu cầu HS rút ra khái niệm về so sánh,  nhân hóa.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra ví dụ và yêu cầu: Em hãy đọc các ví dụ sau đây và cho biết từ ngữ trong các ví dụ đó có gì đặc biệt? GV có thể đưa ra gợi ý: Từ ngữ trong những ví dụ này có được lặp đi lặp lại nhiều lần không?

+ VD1: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

(Hồ Chí Minh)

+ VD2:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

+ VD3:

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nệm cối đều đều suối xa

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Từ ngữ trong các ví dụ có sự lặp đi lặp lại. Có khi lặp lại toàn bộ, nối tiếp; có khi lặp mang tính chuyển tiếp, có khi lặp cách quãng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

- GV chuẩn kiến thức.

I. Khái niệm

1. So sánh

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Điệp ngữ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.

- Điệp ngữ có 3 dạng:

+ Điệp ngữ nối tiếp: là các từ ngữ được điệp liên tiếp nhau, tạo ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến.

+ Điệp ngữ cách quãng

+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 43 Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Ngữ văn 6 : Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em

Giáo án Ngữ văn 6 : Chuyện cổ tích về loài người

Giáo án Ngữ văn 6: Mây và sóng

Giáo án Ngữ văn 6: Thực hành tiếng Việt trang 47

Giáo án Ngữ văn 6: Bức tranh của em gái tôi

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá