Giải KHTN 8 trang 135 (Cánh Diều)

445

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 135 chi tiết trong Bài 28: Hệ vận động ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 135 (Cánh Diều)

Câu hỏi 7 trang 135 KHTN 8: Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

Trả lời:

Tên bệnh, tật

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

 

Loãng xương

Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi

hormone,…

- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và

khoáng chất thiết yếu.

- Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, vận động vừa

sức và đúng cách.

- Tắm nắng.

- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế.

- Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp.

- Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động.

Bong gân, trật

khớp, gãy xương

Do bị chấn thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê

vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế.

Viêm cơ

Do nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da; dụng cụ tiêm

truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng.

Viêm khớp

Do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân,

béo phì,…

Còi xương, mềm xương, cong vẹo cột sống

Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, rối loạn chuyển hóa

vitamin D. Do hoạt động sai tư thế, nằm không đúng tư thế,

lao động không phù hợp với lứa tuổi.

 

Thực hành trang 135 KHTN 8: Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư theo các bước như sau.

Bước 1. Xác định vấn đề cần điều tra và chuẩn bị mẫu phiếu điều tra.

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ NGƯỜI MẮC TẬT CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG TRƯỜNG HỌC HOẶC KHU DÂN CƯ

STT

Tên lớp/

chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc tật

cong vẹo cột sống

1

?

?

?

Tổng

?

?

Bước 2. Thực hiện điều tra ở trường học hoặc khu dân cư.

Bước 3. Tính tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống = số người mắc/ tổng số người được điều tra.

Bước 4. Viết báo cáo nhận xét về tỉ lệ người mắc tật cong vẹo cột sống; đề xuất một số cách phòng tránh.

Trả lời:

Báo cáo tham khảo:

BÁO CÁO ĐIỀU TRA SỐ NGƯỜI MẮC TẬT CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc tật cong vẹo cột sống

1

Lớp 8A

35

1

2

Lớp 8B

38

2

3

Lớp 9A

34

2

4

Lớp 7A

36

1

5

Lớp 6A

35

0

Tổng

178

6

2. Xác định tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống

Tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống là: 6/178 = 3,3%.

→ Nhận xét về tỉ lệ người mắc cong vẹo cột sống: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc tật cong vẹo cột sống khá cao, có 6 người mắc trên tổng số 178 người được điều tra.

3. Đề xuất biện pháp phòng tránh tật cong vẹo cột sống

Đề xuất một số cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống:

- Sử dụng bàn ghế vững chắc, chiều cao phù hợp với lứa tuổi.

- Tư thế ngồi học ngay ngắn, không cúi quá thấp, không vẹo sang trái hoặc sang phải, nên đeo cặp trên hai vai.

- Lao động vừa sức, đúng lứa tuổi.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.

IV. Thực hành sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương

Đánh giá kết quả trang 136 KHTN 8: - Nêu ý nghĩa mỗi việc làm ở các bước tiến hành khi sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.

- Nhận xét sản phẩm băng bó của em và chia sẻ với các bạn.

- Khi bị gãy xương, làm thế nào để thúc đẩy nhanh quá trình liền xương.

Trả lời:

- Ý nghĩa mỗi việc làm ở các bước tiến hành khi sơ cứu và băng bó cho người gãy xương:

Bước

Việc làm ở các bước

Ý nghĩa

1. Đặt nẹp cố

định xương gãy

Đặt hai nẹp dọc theo xương bị gãy.

Tạo khung cố định xương gãy.

Lót băng, gạc, vải hoặc quần áo

sạch ở đầu nẹp và chỗ sát xương.

Giúp cầm máu vết thương và tránh nẹp

gây khó chịu, tổn thương cho người bị

thương.

Buộc cố định phía trên và phía dưới vị trí gãy.

Cố định vị trí gãy, tránh việc xương lệch

khỏi trục.

Dùng băng hoặc dây vải sạch cuốn các

vòng tròn quanh nẹp.

Cố định chắc chắn nẹp, giúp bất động ổ

gãy.

2. Cố định xương

Cố định xương tùy theo tư thế gãy

xương.

Tạo điều kiện cho xương, cơ ở tư thế thoải mái.

Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y

tế gần nhất.

Giúp các bác sĩ và nhân viên y tế kiểm tra, chữa trị kịp thời; đảm bảo khả năng phục

hồi của người  bị thương.

 

- Nhận xét sản phẩm băng bó của em và chia sẻ với các bạn: Nhận xét về cách thức thực hiện các thao tác băng bó, sản phẩm sau khi băng bó.

- Khi bị gãy xương, để thúc đẩy nhanh quá trình liền xương cần:

+ Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

+ Bổ sung các loại thực phẩm giàu calcium, magie, kẽm.

+ Tránh uống rượu bia, trà đặc, chất kích thích; hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào và đồ ngọt.

Đánh giá

0

0 đánh giá