Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63 (Cánh Diều)

440

Với soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63 Ngữ văn 11 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63 (Cánh Diều)

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc Kim Vân Kiều truyện (bản dịch) của Thanh Tâm tài nhân. So sánh những đoạn trích trong Truyện Kiều ở bài học này với đoạn văn tương ứng trong Kim Vân Kiều truyện để thấy được những sáng tạo của Nguyễn Du.

Trả lời:

* So sánh đoạn trích trong chương 8 Trăm nghìn gởi lạy tình quân bản Kim Vân Kiều truyện với đoạn trích Trao duyên của Truyện Kiều:

Bản Kim Vân Kiều truyện

Bản Truyện Kiều

…Kiều bảo:

- Em ơi, lòng chị đang tràn đầy những nỗi niềm thổn thức. Có một mối tơ duyên còn vương vấn mà chị gỡ chưa xong. Nói ra thì cảm thấy thẹn thùng, mà giữ kín trong lòng thì lại phụ lòng người ấy. Chị muốn nhờ em giúp chị giải quyết vấn đề này. Nếu em có lòng chịu giúp chị thì xin em hãy ngồi lên cho chị lạy hai lạy rồi chị mới nói. Từ khi gặp chàng Kim, chị đã yêu chàng, và không có ngày nào đêm nào là không nghĩ đến chuyện chén thề quạt ước. Hai bên đã nặng lời thề nguyện với nhau. Nhưng cơ sự đã xảy ra như thế này cho gia đình mình, thì gánh tương tư như thế đã nửa chừng bị gãy. Chỉ có một cách cứu chữa được tình trạng là nhờ em thay chị nối lại sợi giây đàn đã đứt. Cơn sóng gió vừa xảy ra cho gia đình mình, ai mà biết trước được? Làm sao chị có thể xử sự cho trọn vẹn được cả vừa bên tình và bên hiếu? Em ơi, ngày xuân của em vẫn còn dài, em hãy vì tình máu mủ của chị em ruột thịt một nhà mà thay chị làm cho tròn lời thề sông núi ấy. Nếu được như vậy thì dù thịt của chị có nát xương của chị có mòn thì ở dưới suối vàng hồn chị cũng hãy còn được thơm lây. Đây là những chiếc xuyến vàng và vuông lụa mà chàng Kim đã trao tặng. Và đây là tờ giấy hoa tiên mang lời nguyền ước của hai người đêm ấy. Nếu sau này em được tác hợp với chàng thì tình duyên ấy phải đi chung với kỷ vật này. Một ngày kia khi cuộc tình duyên này được thành tựu thì chắc chắn em và chàng sẽ không quên được người có số mệnh mỏng manh là chị. Lúc ấy tuy không còn chị nữa, nhưng những kỷ vật này sẽ dùng làm chứng tích của lòng chị mong cầu. Em nhìn xem đây: đây là những phím đàn và những phần còn lại của những mảnh hương đã được đốt lên để nói lời thệ ước. Sau này mỗi khi chàng và em có dịp đốt những mảnh hương này và sử dụng những phím đàn này thì xin hai người hãy để ý một chút: nếu nhìn ra ngọn cỏ lá cây mà thấy gió thổi hiu hiu thì biết là hồn chị đã về. Hồn chị vẫn sẽ còn mang nặng lời thề nguyền, thì tấm thân bồ cây liễu này của chị dù có phải bị nát tan thành tro bụi chị vẫn không quên nghĩ đến chuyện đền đáp lại mối ân tình trúc mai ấy. Lúc đó biết rằng chị đang ở chốn dạ đài, âm dương cách biệt, không chuyện trò được với nhau thì xin em và chàng hãy rảy cho một chén nước lạnh để làm mát dịu linh hồn của người đã chết vì oan ức. Bây giờ trâm đã gãy, bình đã tan, làm sao nói ra được hết muôn ngàn niềm ân nỗi ái? Anh Kim ơi, cho em gởi lại anh một trăm cái lạy, một ngàn cái lạy. Cuộc tình của chúng ta chỉ ngắn ngủi có chừng ấy mà thôi! Tại sao thân phận của em lại bạc trắng như vôi như thế? Số phận của em là số phận của hoa trôi bèo dạt, bây giờ đây tất cả đều đã trở thành lỡ làng. Anh Kim ơi! Anh Kim ơi! Thôi thế là hết, thôi thế là em đã phụ tình anh từ giờ phút này đây!

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

QUẢNG CÁO

Hiếu tình khôn lẽ hai về vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dự đài cách mặt khuất lời,

Tưới xin giọt lệ cho người thác oan.

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

 

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc thêm: Một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du: Long Thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn đất Long Thành), Điếu La Thành ca giả (Viếng ca nữ đất La Thành), Sở kiến hành (Những điều trông thấy),…

- Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn).

Trả lời:

- Bài thơ Long Thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn đất Long Thành):

Long thành giai nhân,

Bất ký danh tự.

Ðộc thiện huyền cầm,

Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.

Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc,

Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.

Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến,

Giám Hồ hồ biên dạ khai yến.

Thử thời tam thất chánh phương niên,

Xuân phong yểm ánh đào hoa diện.

Ðà nhan hám thái tối nghi nhân,

Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến.

Hoãn như luơng phong độ tùng lâm,

Thanh như chích hạc minh tại âm.

Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái phích lịch,

Ai như Trang Tích bịnh trung vi Việt ngâm.

Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện,

Tận thị Trung Hoà Ðại Nội âm.

Tây Sơn chư thần mãn toạ tận khuynh đảo,

Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu.

Tả phao hữu trịch tranh triền đầu,

Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.

Hào hoa ý khí lăng công hầu,

Ngũ Lăng niên thiếu bất túc đạo.

Tính tương tam thập lục cung xuân,

Hoán thủ Trường An vô giá bảo.

Thử tịch hồi đầu nhị thập niên,

Tây Sơn bại hậu dư Nam thiên.

Chỉ xích Long Thành bất phục kiến,

Hà huống thành trung ca vũ diên.

Tuyên phủ sứ quân vị dư trùng mãi tiếu,

Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.

Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa,

Nhan xú thần khô hình lược tiểu.

Lang tạ tàn my bất sức trang,

Thuỳ tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu.

Cựu khúc tân thanh ám lệ thuỳ,

Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi.

Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự,

Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi.

Thành quách suy di nhân sự cải,

Kỷ độ tang điền biến thương hải.

Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong,

Ca vũ không lưu nhất nhân tại.

Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì,

Thương tâm vãng sự lệ triêm y.

Nam Hà quy lai đầu tận bạch,

Quái để giai nhân nhan sắc suy.

Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng,

Khả liên đối diện bất tương tri.

- Bài thơ Điếu La Thành ca giả (Viếng ca nữ đất La Thành):

Nhất chi nùng diễm há Bồng Doanh,

Xuân sắc yên nhiên động lục thành.

Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh?

Trủng trung ưng tự hối phù sinh.

Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng

Phong nguyệt không lưu tử hậu danh.

Tưởng thị nhân gian vô thức thú,

Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh.

- Sở kiến hành (Những điều trông thấy)

Hữu phụ huề tam nhi

Tương tương toạ đạo bàng

Tiểu giả tại hoài trung

Ðại giả trì trúc khuông

Khuông trung hà sở thịnh

Lê hoắc tạp tì khang

Nhật án bất đắc thực

Y quần hà khuông nhương

Kiến nhân bất ngưỡng thị

Lệ lưu khâm lang lang

Quần nhi thả hỉ tiếu

Bất tri mẫu tâm thương

Mẫu tâm thương như hà

Tuế cơ lưu dị hương

Dị hương sảo phong thục

Mễ giá bất thậm ngang

Bất tích khí hương thổ

Cẩu đồ cứu sinh phương

Nhất nhân kiệt dung lực

Bất sung tứ khẩu lương

Duyên nhai nhật khất thực

Thử kế an khả trường

Nhãn hạ uỷ câu hác

Huyết nhục tự sài lang

Mẫu tử bất túc tuất

Phủ nhi tăng đoạn trường

Kỳ thống tại tâm đầu

Thiên nhật giai vị hoàng

Âm phong phiêu nhiên chí

Hành nhân diệc thê hoàng

Tạc tiêu Tây Hà dịch

Cung cụ hà trương hoàng

Lộc cân tạp ngư xí

Mãn trác trần trư dương

Trưởng quan bất hạ trợ

Tiểu môn chỉ lược thường

Bát khí vô cố tích

Lân cẩu yếm cao lương

Bất tri quan đạo thượng

Hữu thử cùng nhi nương

Thuỳ nhân tả thử đồ

Trì dĩ phụng quân vương

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Trên cơ sở phân tích điểm tương đồng giữa bài Đọc “Tiểu Thanh kí” với đoạn thơ sau trong Truyện Kiều: “Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu/ Nỗi niềm tưởng đến mà đau/ Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”, tìm hiểu đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông.

Trả lời:

- Nguyễn Du là một trong những nhà thơ luôn đau đáu khôn nguôi về phận đời bất hạnh của người phụ nữ, người phụ nữ là hình ảnh trung tâm trong các tác phẩm của ông. Đặc điểm chung của những tác phẩm đó là khắc họa người phụ nữ mang những vẻ đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Họ là những người tài sắc vẹn toàn, nhưng lại truân chuyên. Họ đều phải trải qua những tháng ngày bất hạnh, tuy là những người ở những thời đại khác nhau, song đều gặp chung ở số phận tài hoa nhưng bạc mệnh .

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Tự đánh giá: Thề nguyền

Soạn bài Chí Phèo

Soạn bài Chữ người tử tù

Soạn bài Tấm lòng người mẹ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91

Đánh giá

0

0 đánh giá