Bố cục Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT

391

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng Ngữ văn lớp 11 bộ Cánh diều chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT

Video Bài giảng Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Cánh diều) Ngữ văn 11

Bố cục Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Gồm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

Phần 2 (phần còn lại): Khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.

Bố cục Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 1)

Nội dung chính Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Đoạn thơ ca ngợi Từ Hải là một anh hùng đích thực giàu nghĩa khí qua đó nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.

Ý nghĩa nhan đề Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải – một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng. Thông qua đó, thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du. Nhân vật Từ Hải là một khám phá đầy sáng tạo của Nguyễn Du: từ một hảo hán trong “Kim Vân Kiều truyện” trở thành một anh hùng đích thực trong “Truyện Kiều”.

Giá trị nội dung Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.

Giá trị nghệ thuật Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng các từ Hán Việt đã góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.

Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng (mẫu 1)

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng” là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, với hình tượng Từ Hải được khắc họa một cách tuyệt vời. Từ Hải là một anh hùng đầy oai phong, trọng tình trọng nghĩa, đã cứu Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh và giúp nàng rửa sạch oan khiên bụi trần. Từ Hải cũng là một người từ bi, hiểu được nỗi lòng của Kiều khi muốn đoàn tụ với gia đình. Vì vậy, ông sẵn sàng đánh đuổi quân thù, giúp đỡ Kiều trong mọi hoàn cảnh, và ngay cả khi không có nàng ở bên cạnh, ông vẫn không ngừng lên kế hoạch để giúp nàng thực hiện ước mơ đoàn tụ với gia đình. Với Từ Hải, việc giúp đỡ Kiều không chỉ là việc nhà, mà là sự thể hiện của trách nhiệm và lòng trọng tình trọng nghĩa. Nguyễn Du đã khéo léo tạo nên hình tượng Từ Hải là một anh hùng đích thực, từ bi và đầy tình cảm, để lấy lại niềm tin vào con người và tình yêu thương trong thời đại của mình.

Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng (mẫu 2)

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một tác phẩm lừng lẫy của đại thi hào dân tộc nói về số phận của người phụ nữ bị chà đạp, phân biệt đối xử dưới xã hội phong kiến xưa. Xong vẫn có những bậc từ bi giáng thế cứu đỗi, cảm thông cho số phận của họ. Nổi bật là đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” nói về người anh hùng Từ Hải, không quản ngại việc lớn chỉ để cho Thúy Kiều nở nụ cười. Mở đầu đoạn trích là nỗi niềm của Thúy Kiều, nàng coi Từ Hải như một đấng cứu thế “Trồm nhờ sấm sét ra tay” đã kéo mình ra khỏi ngục tù oan trái. Công ơn đó cả đời nàng không thể nào quên, ghim sâu vào dạ. Thế nhưng Từ Hải lại xem đó là việc quá đỗi thường tình của bậc “quốc sĩ”, huống gì ông còn xem nàng là “tri kỉ”. Từ Hải còn không quên khẳng định quyền uy của mình “anh hùng tiếng đã gọi rằng”, ông coi việc giúp Kiều là “việc nhà” nên ta càng hiểu được ông là con người trọng tình trọng nghĩa. Với nét oai hùng, lừng lẫy, sẵn sàng làm nên cơ đồ lừng lẫy, Từ Hải cũng là người có tình có nghĩa khi thấu hiểu được nỗi lòng của Kiều. Biết được Kiều muốn đoàn tụ với gia đình, Từ Hải nguyện xông pha sao cho Kiều hạnh phúc, thì ông mới “cam lòng”. Từ Hải tiến đến đâu như cơn vũ bão càn quét giặc thù đến đó. Bằng những ngôn từ đầy tính quyền uy như: bá vương, sơn hà,...Nguyễn Du miêu tả Từ Hải với khí chất hơn người, như vị thần linh huyền thoại. Quả thật, trong mắt Nguyễn Du, Từ Hải như một con mãnh thú tre trở, cứu đỗi nhưng con người có số phận thấp hèn, bé nhỏ như Thúy Kiều.

Bố cục Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 2)

Đọc tác phẩm Anh hùng tiếng đã gọi rằng  

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

(Trích Truyện Kiều)

Nguyễn Du

Nàng từ ân oán rạch ròi

Bể oan dường đã vơi vơi cạnh lòng.

Tạ ân lạy trước Từ công:

“Chút thân bồ liễu nào mong có này!

Trộm nhờ sấm sét ra tay,

Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi,

Chạm xương chép dạ xiết chỉ,

Dễ đem gan óc đền nghỉ trời mây!”

Từ rằng: "Quốc sĩ xưa nay,

Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?

Anh hùng tiếng đã gọi rằng:

Giữa dường dẫu thấy bất bằng mà tha!

Huống chỉ việc cũng việc nhà,

Lọ là thâm tạ với là tri ân?

Xót nàng còn chút song thân,

Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa.

Sao cho muôn dặm một nhà,

Cho người thấy mặt là ta cam lòng.”

Vội truyền sửa tiệc quân trung

Muôn binh nghìn tướng hội đồng tẩy oan.

Thừa cơ trúc chẻ mái tan,

Binh uy từ đẩy sấm ran trong ngoài,

Triều đình riêng một góc trời,

Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà.

Đòi cơn gió quét mưa sa,

Huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam.

Phong trần mải một lưỡi gươm,

Những loài giả áo túi cơm sá gì!

Nghênh ngang một cõi biên thuỷ,

Thiếu gì cô quả, thiểu gì bá vương!

Trước cờ ai dám tranh cường?

Năm năm hùng cứ một phương hải tần.

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bố cục Trao duyên

Bố cục Đọc Tiểu Thanh Kí

Bố cục Chí Phèo

Bố cục Chữ người tử tù

Bố cục Tấm lòng người mẹ

Đánh giá

0

0 đánh giá