Soạn bài Thề nguyền trang 61 (Cánh Diều)

771

Với soạn bài Thề nguyền trang 61 Ngữ văn 11 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Thề nguyền trang 61 (Cánh Diều)

Đọc văn bản “Thề nguyền” (trang 60 – 62 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4):

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?

A. Trướng huỳnh

B. Rèm the

C. Giấc hòe

D. Đỉnh Giáp non thần

Trả lời:

Chọn đáp án: B.

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Từ “hoa” được dùng với biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường/ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Ước lệ

D. Ẩn dụ

Trả lời:

Chọn đáp án: B.

Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phương án nào dưới đây phù hợp để nói về đêm thề nguyền của Kim Trọng – Thúy Kiều?

A. Giản dị, thân mật

B. Cầu kì, phức tạp

C. Thơ mộng, thiêng liêng

D. Lễ nghi, khách sáo

Trả lời:

Chọn đáp án: A.

Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Những hành động “vội rủ rèm the”, “Xăm xăm băng lối vườn khuya”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” cho thấy trong tình yêu, Thúy Kiều là người như thế nào?

A. Vội vàng và nông nổi

B. Táo bạo nhưng sỗ sàng

C. Mạnh dạn và chủ động

D. Chân thật nhưng thiếu vẻ đẹp nữ tính

Trả lời:

Chọn đáp án: C.

Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

- “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong tâm trạng lo âu, sợ hại, dự cảm về sự xa cách luôn luôn thường trực.

Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Bình luận hành động của Thúy Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” khi sang nhà Kim Trọng trong đêm thề nguyền.

Trả lời:

- Hành động của Thúy Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” khi sang nhà Kim Trọng trong đêm thề nguyền: Kiều có tình yêu sâu nặng, mãnh liệt với Kim Trọng, do đó bất chấp luật hà khắc của chế độ phong kiến, Kiều đã dám “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”sang nhà Kim Trọng. Hai từ ngữ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau cho thấy được sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền, Kiều như đang chạy đua với thời gian để buồn tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết,…Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim Trọng – Thúy Kiều.

Câu 7 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua lời nói của nàng:

Nằng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

Trả lời:

- Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng, chủ động:

Nằng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.

Câu nói đó chứa hàm thông tin quan trọng. Thứ nhất, nhà Kiều ngay gần nhà Kim Trọng mà nàng nói “khoảng vắng đêm trường”, đó là cảm giác về không gian và thời gian tâm lí. Thứ hai, Kiều bộc lộ “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” ý chỉ vì tình yêu mãnh liệt mà Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng. Ngoài ra, chứ hoa thông thường để chỉ người con gái, ở đây, Kiều dùng chữ hoa như một hàm ý tốt đẹp chỉ tình yêu sâu sắc mãnh liệt của mình dành cho Kim Trọng. Tiếp đó Kiều nói:

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Chứng tỏ Kiều là một phụ nữ rất nhạy cảm, biết quý giá và trân trọng từng giây, từng phút được ở bên người mà mình yêu dấu. Với người phụ nữ nhạy cảm thì tâm lí lo âu, sợ hãi, dự cảm về sự xa cách luôn luôn thường trực.

Câu 8 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Cảm nhận của em về hình tượng “trăng” trong đoạn trích.

Trả lời:

- Hình tượng “trăng” trong đoạn trích là biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn viên, sự hạnh phúc mỹ mãn, biểu thị cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng, trở thành minh chứng thiêng liêng cho tình yêu tuyệt đẹp của đôi trai tài gái sắc.

Câu 9 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Suy nghĩ của em về tình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng qua đoạn Thề nguyền.

Trả lời:

Qua đoạn trích Thề nguyền đã cho thấy được sức mạnh của tình yêu mãnh liệt đã khiến cho Thuý Kiều chủ động tìm đến với người mình yêu để thề nguyền và tình tự. Cùng với đó, thể hiện sự đồng lòng sắt son, là tình yêu chân thành sâu sắc đến từ cả hai phía, vượt qua mọi sự ngăn cản của lễ giáo phong kiến - vốn tồn tại khá nặng nề trong tâm thức con người lúc đó, một lòng theo đuổi thứ tình yêu đích thực, tươi đẹp nhất cuộc đời.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63

Soạn bài Chí Phèo

Soạn bài Chữ người tử tù

Soạn bài Tấm lòng người mẹ

Đánh giá

0

0 đánh giá