Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 58 (Cánh Diều)

666

Với soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 58 Ngữ văn 11 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 58 (Cánh Diều)

1. Định hướng

a) Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân là bài thuyết minh của người nói về đặc điểm (nội dung và hình thức) của một tác phẩm mà mình thấy có giá trị và yêu thích. Tác phẩm nghệ thuật không chỉ là các văn bản văn học mà còn là tác phẩm ở các lĩnh vực khác như điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, hội họa,…

Trong khi giới thiệu nội dung và hình thức tác phẩm, người nói có thể nhận xét, đánh giá, bình luận bằng các ý kiến chủ quan của cá nhân; giải thích lí do yêu thích tác phẩm ấy. Bài nói cần có ba phần: sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ, các thiết bị công nghệ một cách phù hợp và hiệu quả.

b) Để giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn có hiệu quả, các em cần chú ý:

- Xác định rõ mục đích, đối tượng người nghe và nội dung tác phẩm cần giới thiệu: tác phẩm văn học hay tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc, điêu khắc, hội họa,…

- Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ và phương tiện kĩ thuật khác có hiệu quả.

- Có thái độ phù hợp, tôn trọng người nghe,…

2. Thực hành

Bài tập (trang 58 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Dựa vào tư liệu sau đây, em hãy giới thiệu bài hát “Làng tôi” của Văn Cao (Tư liệu trang 58 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều)

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ tư liệu ở trên.

- Lập dàn ý cho bài giới thiệu.

- Xem xét các phương tiện có thể hỗ trợ, ví dụ: hình ảnh bản nhạc Làng tôi, video clip bài hát Làng tôi do các ca sĩ nổi tiếng hát; chân dung Văn Cao,…

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nội dung của bài hát là gì?

+ Hình thức nghệ thuật của bài hát có gì đặc sắc?

+ Em có nhận xét và đánh giá gì về giá trị bài hát được giới thiệu?

+ Vì sao em thích bài hát này?

- Lập dàn ý cho bài nói gồm ba phần:

Mở đầu

Nêu khái quát lí do em giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao.

Nội dung chính

+ Nêu các điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài hát Làng tôi.

+ Nhận xét, đánh giá về giá trị của bài hát.

+ Minh họa bài giới thiệu bằng các phương tiện phù hợp.

Kết thúc

Tóm lược nội dung để trình bày và trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

c) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 31): nội dung nói và nghe đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở mục b nêu trên.

* Bài nói tham khảo

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, một trong ba bài hát mang tên Làng tôiđược đánh giá là bài hát hay, bất tử với thời gian, ta không thể không nhắc tới bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1947.

“Làng tôi” giống như bức tranh xinh đẹp viết về làng quê Việt Nam bằng âm nhạc. Ở đây, tài năng tổng hợp giữa thi ca, âm nhạc và hội họa ở tác giả đã phát huy tác dụng. Chúng liên thông với nhau nhằm tạo nên những tuyệt phẩm bất hủ. “Làng tôi” viết trên nền điệu valse truyền thống châu Âu nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm,, nếu bỏ đi lời ca, chẳng ai lần ra dấu vết “đấu tranh cách mạng” của nó.

Ngoài ra, giai điệu bài hát còn giản dị, nhẹ nhàng, sang trọng, ca từ sử dụng nhiều hình ảnh giàu chất biểu trưng, biểu cảm, như: “bóng tre”, “bóng cau”, “con thuyền”, “dòng sông”, “nhà thờ”, “đồng quê”… Như ở “Ngày mùa”, tuy xuất hiện: “giáo với gươm”, “súng” và “liềm”, nhưng đặt trong bối cảnh “đầy đồng giáo với gươm”, “súng tỳ tay anh đứng, em ngừng liềm trông sang” tình tứ, lãng mạn, những sự vật vô tri trở thành nét chấm phá tạo thêm sức sống cho cảnh đồng quê ngày mùa. Ở Làng tôi, tác giả quay “ống kính” thị giác vào những hình ảnh vừa cụ thể, vừa tượng trưng với góc nhìn biểu cảm, chủ quan, chứ không hề đặc tả theo quan điểm hiện thực.

Bởi vậy, ca khúc “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao đã sớm vượt khỏi biên giới, lãnh thổ Việt Nam, chuyển dịch lời ca sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, đạt được thành tựu lớn để đời cho nền âm nhạc Việt Nam.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 32); nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở mục b nêu trên.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

Soạn bài Tự đánh giá: Thề nguyền

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63

Soạn bài Chí Phèo

Soạn bài Chữ người tử tù

Đánh giá

0

0 đánh giá