Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 95 (Kết nối tri thức)

809

Với soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 95 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 95 (Kết nối tri thức)

* Yêu cầu

- Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận.

- Làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội.

- Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết phân tích, đánh giá ý kiến của người khác.

- Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề.

- Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận.

* Chuẩn bị nói

1. Lựa chọn đề tài

Khi lựa chọn đề tài cho bài nói, bạn có thể tham khảo những vấn đề đã được gợi ý ở phần Viết hoặc các vấn đề sau:

- Phải chẳng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng sẽ mâu thuẫn với quyền của cá nhân?

- Lớp trẻ với vấn đề hiến máu nhân đạo.

- Quan niệm về vấn đề du học thế nào cho đúng?

- Học đại học có phải là con đường duy nhất để kiến tạo tương lai?

2. Tìm ý và sắp xếp

 

Nếu chọn vấn đề đã giải quyết ở phần Viết, cần xem lại dàn ý đã lập, đối chiếu với nội dung bài nói để xác định hệ thống ý. Ghi lại theo kiểu gạch đầu dòng hoặc đánh số thứ tự các ý để xây dựng dàn ý cho bài nói.

Nếu chọn vấn đề khác, cần nghiên cứu kĩ đề tài, nhận thức đúng bản chất của vấn đề, các nội dung cụ thể cần đánh giá, bình luận. Có thể nêu một số câu hỏi, suy nghĩ tự trả lời để tìm ý:

- Vấn đề xã nội này có đáng quan tâm không? Vì sao?

- Bản chất của vấn đề là gì? Vấn đề có những khía cạnh nào? Liên quan đến những mặt nào của đời sống xã hội?

- Vấn đề có tính chất tích cực hay tiêu cực? Đáng cổ vũ hay phê phán? Có những ý kiến trái chiều nào về vấn đề này?

- Việc quan tâm đánh giá, bình luận về vấn đề có ý nghĩa gì đối với đời sống của cá nhân và cộng đồng?

Sau khi tìm được các ý, cần sắp xếp lại theo trật tự hợp lí, gắn với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận của bài nói.

3. Thực hành nói

Bám sát dàn ý đã chuẩn bị để thực hiện bài nói một cách bình tĩnh, tự tin, chủ động tăng cường tương tác với người nghe, đảm bảo đúng thời gian quy định.

Mở đầu Nêu vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận.
Triển khai + Phân tích, diễn giải để làm rõ bản chất vấn đề.+ Nêu rõ ràng, cụ thể ý kiến đánh giá của bản thân về vấn đề (có lí lẽ và bằng chứng cụ thể).+ Đối thoại với những ý kiến khác biệt để củng cố quan điểm của mình về vấn đề.
Kết luận Nêu ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề.

Lưu ý: Điều chỉnh giọng nói phù hợp, kết hợp giữa lời nói và các phương tiện phi ngôn ngữ; sử dụng PowerPoint (nếu có) và các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ khác.

Bài nói tham khảo

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì cuộc sống con người cũng càng phức tạp, giả dối. Những năm gần đây, khái niệm sống ảo đã ra đời và ngày càng trở nên phổ biến, quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói, việc sống ảo làm có nguy cơ đánh mất các giá trị thực. Ý kiến ấy là rất đúng về hiện tượng này.

Sống ảo là việc con người sống khác, khác bản thân mình, khác thực tế. Có thể coi sống ảo là một dạng phô bày không giống với sự thật lắm. Sống ảo thường được thể hiện qua các phương tiện của mạng xã hội như facebook, instagram, zalo, twitter, weibo. Trên những trang mạng xã hội này người ta thường xuyên đăng tải những bức hình khác thực tế, những dòng trạng thái status cũng khác thực tế nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ và nhận thức của mọi người.

Có thể thấy việc sống ảo nhiều nhất là khi các bạn trẻ sử dụng các công cụ make up, chụp hình, chỉnh hình làm đẹp rồi đăng tải trên mạng xã hội khiến mọi người lầm tưởng về vẻ đẹp, ngoại hình của mình. Rồi họ đăng tải những dòng trạng thái cũng giả dối để đánh lừa mọi người chẳng hạn như là “Đang ở một nơi rất xa” (thực ra là ở nhà), “Rảnh được đưa đi ăn” (thực ra là tự đi)… Những người sống ảo đăng hình và trạng thái thường nhằm mục đích PR cho bản thân mình, khoe khoang về bản thân: ngoại hình, thành tích, sự giàu có, sự nổi tiếng… Người ta đăng hình ảnh, trạng thái từ không đúng lắm so với thực tế cho đến khác xa thực tế, sai sự thực hoàn toàn để được mọi người, bạn bè trên mạng xã hội trầm trồ, thán phục, khen ngợi.

Sống ảo có tính chất lây lan và gây nghiện. Người sống ảo lâu dần hình thành một thói quen khó bỏ. Trước khi ăn bao giờ cũng phải lôi điện thoại ra chụp lại hình, đi chơi ở đâu bao giờ cũng chụp hình post facebook đầu tiên. Thậm chí trong những hoàn cảnh không phù hợp cũng lôi điện thoại ra check in sống ảo. Thế giới ảo bao quanh chúng ta, khiến mọi người không còn phân biệt được. Dần dần con người quên đi những giá trị thực tế, quên đi những điều rất bình dị trong cuộc sống. Sống ảo dẫn con người đến những giá trị giả dối, khiến con người dần quên mất thực tại, nhầm lẫn giữa thực tại và thế giới ảo. Nhiều người lợi dụng các công cụ mạng xã hội để bán hàng, lừa lọc bằng những hình ảnh, lời lẽ văn hoa, hào nhoáng. Rất nhiều chàng trai, cô gái đã tỏ ra vô cùng bất ngờ khi người bạn mình gặp gỡ quen biết qua mạng xã hội lại khác xa thực tế. Người ta thất vọng, chê bai thậm chí là làm nhục nhau. Bởi vì quen biết nhau qua những thước hình lung linh trên mạng, không ít bạn trẻ đã bị lừa lọc, bị dụ dỗ dẫn đến những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Bởi vì hiện tượng sống ảo đang ngày càng trở nên phổ biến nên con người cũng dần đa nghi với những gì xảy ra quanh mình. Nhìn một tấm hình, nghe một lời quảng cáo, người ta thường hỏi “Có thật không đấy”, “ở ngoài thế nào”… Có lẽ, vì sống ảo nhiều nên chính ta cũng đang dần mất niềm tin vào con người và dễ thất vọng với những gì xung quanh.

Mạng xã hội là một công cụ hữu ích, làm đẹp mình cũng là việc nên làm nhưng nếu cứ sống ảo, cứ giả dối như vậy sẽ chỉ khiến chúng ta dần làm mất đi giá trị thật của chính bản thân mình. Vì vậy mỗi người cần sáng suốt, tỉnh táo và nên bài trừ việc sống ảo, hãy để những gì chân thật được trở lại là chính nó.

Trên đây là bài trình bày của tôi về bài nghị luận về một vấn đề xã hội, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

4. Trao đổi, đánh giá

Người nói Người nghe
- Nắm bắt được những thắc mắc của người nghe để giải đáp thỏa đáng; tiếp thu ý kiến của người nghe để có những điều chỉnh cần thiết.- Khẳng định lại những quan điểm mà bản thân cho là có đầy đủ cơ sở. - Chủ động nêu ý kiến thảo luận (thắc mắc cần được giải đáp; cách hiểu khác về bản chất vấn đề; quan điểm khác với người nói trong đánh giá, bình luận về vấn đề;…).- Ý kiến thảo luận của người nghe cần hướng vào cả hai khía cạnh: nội dung và cách thức trình bày của người nói.

Việc tự đánh giá và đánh giá về bài nói có thể được thực hiện theo nội dung gợi ý ở bảng sau:

STT Nội dung đánh giá Kết quả
Đạt Chưa đạt
1 Chọn được vấn đề thu hút được sự quan tâm của xã hội để nêu ý kiến.    
2 Ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề được trình bày mạch lạc, rõ ràng.    
3 Trình bày đúng bản chất của vấn đề.    
4 Kết hợp được phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ khi trình bày, sử dụng có hiệu quả các phương tiện công nghệ hỗ trợ (nếu có).    
5 Thể hiện bài nói một cách chủ động, tự tin, tạo hứng thú cho người nghe; làm chủ thời gian; duy trì tương tác với người nghe.    

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Củng cố, mở rộng trang 97

Đánh giá

0

0 đánh giá