Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức 2023) Gặp lá cơm nếp

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh Diều bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức 2023) Gặp lá cơm nếp

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản

* Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Gặp lá cơm nếp”

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (thể thơ năm chữ, các biện pháp tu từ…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản “Gặp lá cơm nếp” 

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Gặp lá cơm nếp”  .

2. Về phẩm chất

Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà văn Thanh Thảo và văn bản “Gặp lá cơm nếp” 

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Trước khi đọc

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về tri thức ngữ văn và giới thiệu được tên bài học.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát hình ảnh , suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức tìm hiểu qua hình ảnh với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩmCảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-Trả lời câu hỏi và cho biết bức tranh ẩn dấu sau mỗi câu hỏi là gì ?

-Sau khi bức tranh được lật mở toàn bộ cho học sinh nêu cảm nhận về bức tranh.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và gợi mở bức tranh phía sau câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

Câu 1: Tác giả bài thơ “ Đồng giao mùa xuân

Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2: Kể tên các thể loại mà em đã học ở lớp 6?

-  Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: 

Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)

Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

- Thơ  7 chữ:

Những cánh buồm(Hoàng Trung Thông)

- Thơ lục bát:

Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu 3: Ý nghĩa của bài “Đồng dao mùa xuân”?

- Khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ.

- Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ.

Câu 4: Thái độ, tình cảm của nhà thơ với người lính được nhắc tới trong bài thơ “ Đồng dao mùa xuân”?

Nhà thơ ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

Bức tranh trong phần trò chơi kiểm tra bài cũ gợi cho em biết về món ăn nào?

         Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng. Xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

I. Đọc và tìm hiểu chung

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu được một vài nét về tác giả Thanh Thảo và những nét cơ bản về bài thơ “Gặp lá cơm nếp "

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò

Dự kến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Yêu cầu học sinh thuyết trình phần đã được giao nhiệm vụ ở nhà.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Thuyết trình phần đã chuẩn bị bằng cách trình chiếu các sline trên bảng.

- Từ những nội dung thu nhận được từ phần trình bày của bạn hoàn thành phiếu học tập số 1.

B3: Thảo luận, báo cáo

    Nghe, suy nghĩ, trao đổi, nhận xét

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS

- Chốt nội dung (sản phẩm).

- Chuyển dẫn sang nội dung sau.

 

Phiếu học tập số 1

 

Tên khai sinh

 

Hoàn cảnh sáng tác – Xuất xứ

 

Quê quán

 

Thể thơ

 

Học vấn

 

Bố cục

 

Sự nghiệp

 

Phương thức biểu đạt

 

 

1. Tác giả

-Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công.

-Ông sinh năm 1946, trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã vào chiến trường miền Nam làm báo và sáng tác văn học.

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Gặp lá cơm nếp Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Gặp lá cơm nếp Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Đồng dao mùa xuân

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 42

Giáo án Trở gió

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 47

Giáo án Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Đánh giá

0

0 đánh giá