Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh Diều bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức 2023) Trở gió
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản, cụ thể: lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh, nhân hoá,...
2. Về phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, yêu nước, yêu quê hương: Thông qua việc phân tích tình cảm của người viết đối với gió chướng, học sinh cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó của người viết với quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT.
- PHT số 1,2,3,4,5,6.
- Tranh ảnh.
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
- Dự án giới thiệu về tác giả, tác phẩm (tranh vẽ,video, Iforgraphic, ppt...).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
b. Tổ chức thực hiện:
- Phương pháp, kĩ thuật: Cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ ? Các hiện tượng thời tiết lúc giao mùa thường gợi cho chúng ta rất nhiều cảm xúc, hãy ghi lại một vài cảm xúc của em ở những thời điểm giao mùa trong năm. ? Em đã đến tỉnh nào của miền Tây nam Bộ chưa. ? Gió chướng là gì. ? Em đã bao giờ được trực tiếp đón gió chướng về hoặc được nghe nói đến gió chướng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe, quan sát, hoạt động cá nhân - GV quan sát, lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Gv tổ chức hoạt động - HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài: Gió chướng là tên khác của gió mùa Đông Bắc và gió tín phong được người dân tại Nam Bộ sử dụng. Việt Nam và các nước Đông Nam Á nói chung, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Gió chướng đã đi vào thơ văn Nam Bộ qua các bài ca dao: “ Hoa thơm trồng dựa cành rào, Gió Nam, gió chướng gió nào cũng thơm.” “Gió chướng lạnh lùng mưa rung lá hẹ, Cảm thương nàng có mẹ không cha Gió chướng lao xao khúc sông nào sóng nấy Xuồng em bơi giữa dòng anh thấy anh thương.” Gió chướng đi vào các tác phẩm thơ ca: Thơ Ngọc Hiệp: “Em nhận ra dòng sông quen thuộc quá Hương phù sa châu thổ của quê mình Mùa gió chướng hoa lục bình nở rộ Chuyến đò chiều chở tím cả hoàng hôn. Thơ Phùng Quang thuận: Con về thăm mẹ mùa gió chướng Gió từ đồng xa thổi mát lòng Nghe trong ngọn gió mùi rơm rạ Có chút mùi hương tóc mẹ già. Mùa gió chướng về dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Ngọc như thế nào cô trò chúng ta cùng cảm nhận nhé! |
- HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1: Đọc - hiểu văn bản:
a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản; nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Tổ chức thực hiện:
- Phương pháp, kĩ thuật: Cá nhân, thảo luận nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp) + GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng một số đoạn trong văn bản. + GV hướng dẫn HS về chiến lược đọc theo dõi và dự đoán (các hộp chỉ dẫn) + Gv tổ chức cuộc thi ô chữ bí mật. HS sẽ lần lượt chọn các ô chữ, mỗi ô là một từ khóa là những chú thích. Chọn trúng từ khóa nào thì học sinh sẽ giải nghĩa từ khóa đó. (có ppt kèm) - HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức -NV2: Tìm hiểu về Tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Đại diện các nhóm (3 nhóm) lên báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức bằng Infographic. NV3: Tìm hiểu về, thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: thể loại văn bản, phương thức biểu đạt, văn bản có bố cục mấy phần, nội dung từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
I. Tìm hiểu chung về văn bản: 1. Tác giả: - Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê Cà Mau. + Sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết … + Văn của ông trong sáng mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.. 2. Tác phẩm: - Văn bản được in trong “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr7-10 - Đọc: + HS biết cách đọc thầm, đọc thủ thỉ thể hiện tâm trạng của nhân vật khi đón gió chướng về. + Trả lời được các câu hỏi dự đoán, theo dõi. - Chú thích: + Mừng húm + Gấp rãi + Linh đình + Xà quần
- Thể loại: tạp bút - Phương thúc biểu đạt: tự sự - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu đến…Ôi! Gió chướng” – Hình ảnh gió chướng. + Phần 2: Phần còn lại: Tình cảm cảm xúc của nhân vật tôi khi gió chướng về. |
Lưu ý: Chương trình mới không đào sâu mục Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
2.2: Khám phá văn bản:
a. Mục tiêu:
- Nhận biết những chi tiết, hình ảnh miêu tả gió chướng
- Một số biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá miêu tả gió chướng, tác dụng của các biện pháp tu từ đó làm gió chướng hiện lên sống động, giống như con người
- Cảm nhận tâm trạng của nhân vật tôi khi đón gió chướng về.
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu quê hương, đất nước, sự gắn bó tha thiết với con người, cảnh sắc quê hương, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có khả năng cảm nhận được những thay đổi rất nhỏ, rất khẽ của tạo vật cũng như tâm trạng của con người trước sự thay đổi của thiên nhiên.
b. Tổ chức thực hiện:
- Phương pháp, kĩ thuật: Cá nhân, thảo luận nhóm (sơ đồ tư duy, phiếu học tập)
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Trở gió Kết nối tri thức.
Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Trở gió Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 42
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 47
Giáo án Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.