Với giải SGK Lịch sử 8 Cánh diều trang 29 chi tiết trong Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch sử 8 trang 29 (Cánh diều)
Lời giải:
♦ Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương...
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn nam.
+ Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.
+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.
III. Ý nghĩa và tác động
Lời giải:
- Ý nghĩa:
+Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, chống cường quyền và thể hiện sức mạnh của quần chúng nhân dân;
+ Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê - Trịnh.
- Tác động:
+ Góp phần làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê - Trịnh.
+ Hành động phản kháng trên quy mô lớn của nông dân buộc chính quyền phải điều chỉnh các chính sách quản lí như: giảm nhẹ thuế khóa, tu sửa đê điều,....
Luyện tập & Vận dụng
Khởi nghĩa |
Thời gian |
Địa bàn hoạt động |
Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lời giải:
Khởi nghĩa |
Thời gian |
Địa bàn hoạt động |
Kết quả |
Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất |
1739 - 1769 |
Vùng Điện Biên, Tây Bắc |
Thất bại |
Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương |
1740 - 1751 |
Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. |
Thất bại |
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu |
1741 - 1751 |
Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. |
Thất bại |
Lời giải:
(*) Tham khảo: Tư liệu về Nguyễn Hữu Cầu
- Nguyễn Hữu Cầu là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài vào giữa thế kỷ XVIII. Ông là người xã Lôi Động, huyện Thanh Hà, Hải Dương. Nguyễn Hữu Cầu xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, có tài cả văn kiêm võ, lại bơi lội rất giỏi nên được gọi là quận He (“he” là tên loài cá ở biển Đông, bởi Hữu Cầu bơi khoẻ và hùng dũng nên được gọi như vậy).
- Nguyễn Hữu Cầu vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Nguyễn Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Chẳng bao lâu ông nổi tiếng là một viên tướng giỏi võ nghệ, dũng cảm gan dạ và nhiều mưu lược.
- Ông là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời, cuộc khởi nhĩa của ông đã uy hiếp kinh thành Thăng Long và quân nhà Trịnh bị một phen khốn đốn và lo lắng. Tuy nhiên năm 1751, cuộc khởi nghĩa thất bại ông bị bắt và hành hình.
Xem thêm các bài giải Lịch sử 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải Lịch sử 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII
Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.