Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam

205

Với giải Câu hỏi trang 108 Địa Lí 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Khí hậu Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam

Câu hỏi trang 108 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam.

Trả lời:

♦ Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

♦ Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

♦ Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá