Giải Sinh học 11 trang 43 (Cánh diều)

320

Với giải bài tập SGK Sinh học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 11 trang 43 (Cánh diều)

Luyện tập trang 43 Sinh học 11Quan sát bảng 6.2 và cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.

Quan sát bảng 6.2 và cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực

Lời giải:

Sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực:

- Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) rồi giảm dần khi tuổi về già. Giải thích: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.

- Theo giới tính: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở nam thường cao hơn ở nữ. Giải thích: Nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn, hoạt động thể lực cao hơn,… nên cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sống hơn.

- Theo tình trạng mang thai: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai. Giải thích: Phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình thường để vừa cung cấp cho cơ thể mẹ vừa cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

- Theo hoạt động thể lực: Người hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu năng lượng và các cất dinh dưỡng thấp hơn người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể lực nặng. Giải thích: Người hoạt động thể lực nặng tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động làm việc ở cường độ cao nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở những người này cao hơn.

Tìm hiểu thêm trang 43 Sinh học 11Vitamin, chất khoáng và chất xơ không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng thiếu các chất này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thiếu vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, calcium, chất xơ có thể gây ra những bệnh gì?

Lời giải:

- Thiếu vitamin A: Nếu thiếu vitamin A, cơ thể người sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, tăng sản sinh các tế bào vảy gây sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định màn nước mắt từ đó gây khô mắt; hoặc bệnh liên quan đến da như làm cho da bị nhiễm khuẩn gây ngứa, khô, tróc vảy, da sần sùi,... Ngoài ra, thiếu hụt vitamin A còn gây xơ gan hoặc ứ mật mãn tính. Ở trẻ em, nếu thiếu hụt vitamin A thường xuyên dẫn đến mệt mỏi, kém ăn, chậm phát triển, da khô và tóc rụng nhiều, hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và da.

- Thiếu vitamin C: Khi thiếu vitamin C sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, thở nông, da dẻ thô ráp, vết thương chậm lành và có những nốt xuất huyết. Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, loãng xương, thoái hóa khớp, tim mạch, scorbut, ung thư,…

- Thiếu vitamin B1: Khi thiếu vitamin B1 sẽ khiến cơ thể ăn uống không ngon miệng, dẫn đến sút cân nhanh chóng, cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, thiếu sức sống. Ngoài ra, thiếu vitamin B1 cũng dẫn đến khó thở, rối loạn nhịp tim, yếu cơ, mờ mắt, ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động,…

 

- Thiếu vitamin D: Khi bị thiếu vitamin D sẽ dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sẽ gây ra các triệu chứng không điển hình như dễ bị kích thích, ra mồ hôi, chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật; khi trẻ biết đứng sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, chân bị vòng kiềng. Ngoài ra, thiếu vitamin D còn dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim mạch, suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, gây ra hen suyễn ở trẻ em và gây ung thư,…

- Thiếu calcium: Ở trẻ em, thiếu calcium sẽ gây bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, biến dạng xương, chân vòng kiềng, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết tố, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, suy yếu hệ miễn dịch,… Ở người lớn, thiếu calcium sẽ gây bệnh loãng xương, nứt viêm da, phong thấp, hội chứng hạ calcium máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, bệnh tim, xơ cứng động mạch,…

- Thiếu chất xơ: Khi thiếu chất xơ sẽ dẫn đến cơ thể bị tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh trĩ, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 11 Cánh diều trang 40

Giải Sinh học 11 Cánh diều trang 41

Giải Sinh học 11 Cánh diều trang 42

Giải Sinh học 11 Cánh diều trang 43

Giải Sinh học 11 Cánh diều trang 44

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá