Giải Sinh học 11 trang 72 (Cánh diều)

360

Với giải bài tập SGK Sinh học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 11 trang 72 (Cánh diều)

Luyện tập trang 72 Sinh học 11Quan sát hình 10.6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu.

Quan sát hình 10.6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu

Lời giải:

Cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu:

- Khi nồng độ glucose trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tế bào β của tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là nồng độ glucose trong máu giảm về mức bình thường.

- Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tế bào α tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến nồng độ glucose máu tăng lên về mức bình thường.

Vận dụng trang 72 Sinh học 11:

• Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.

• Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến tác hại gì?

Lời giải:

• Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì:

- Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. - Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

• Tác hại của việc thường xuyên nhịn tiểu:

- Làm bàng quang bị giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng dẫn đến khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế, mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ.

- Có thể gây bí tiểu, thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong.

- Khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học Cánh diều trang 68

Giải Sinh học Cánh diều trang 69

Giải Sinh học Cánh diều trang 70

Giải Sinh học Cánh diều trang 71

Giải Sinh học Cánh diều trang 72

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá