Giải Sinh học 11 trang 84 (Cánh diều)

302

Với giải bài tập SGK Sinh học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Cảm ứng ở thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 11 trang 84 (Cánh diều)

Báo cáo thực hành trang 84 Sinh học 11:

• Trả lời các câu hỏi sau:

- Kết quả ở tư thế nào rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân có hướng trọng lực âm. Vì sao?

- Vì sao ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương? Vai trò của các rễ đó là gì?

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.

Kết quả ở tư thế nào rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân có hướng trọng lực âm. Vì sao?

Lời giải:

• Trả lời các câu hỏi sau:

- Giải thích hiện tượng ở tư thế nào thì rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân có hướng trọng lực âm:

+ Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực).

+ Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).

- Giải thích vì sao ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương và vai trò của các rễ đó:

+ Ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương vì đây chính là hiện tượng biến dạng của rễ để giúp cây thích nghi với điều kiện sống.

+ Vai trò của các rễ này: Các rễ này thuộc loại rễ thở, mọc ngược lên để giúp lấy O2 cho rễ cây thực hiện hô hấp. Loại rễ này thường xuất hiện ở những cây có phần rễ ngập trong nước, sình lầy (điều kiện thiếu không khí).

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

- Tên thí nghiệm: Thí nghiệm và quan sát hiện tượng hướng trọng lực.

- Nhóm thực hiện: ………………

- Kết quả và thảo luận:

+ Kết quả: Ở cả 2 chậu, rễ luôn hướng xuống dưới (cùng chiều trọng lực) còn thân luôn hướng lên trên (ngược chiều trọng lực).

+ Giải thích: Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực). Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).

- Kết luận: Rễ cây hướng trọng lực dương còn thân cây hướng trọng lực âm.

Vận dụng trang 84 Sinh học 11: Một số loại cây trồng thường được chăm sóc bằng một trong những biện pháp sau: vun gốc, làm giàn, bón phân ở gốc, làm rãnh tưới nước, tỉa thưa cây để có năng suất cao. Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp trên.

Lời giải:

Biện pháp

Cơ sở khoa học của biện pháp

Vun gốc

Biện pháp này dựa vào tính hướng đất: Việc vun gốc sẽ giúp có đủ đất lấp kín phần rễ, từ đó, bộ rễ của cây phát triển khỏe mạnh, tránh rửa trôi chất dinh dưỡng để cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng.

Làm giàn

Biện pháp này dựa vào tính hướng tiếp xúc của cây: Việc làm giàn cho cây thân leo giúp cây có đủ không gian và nguồn ánh sáng thích hợp để thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Bón phân ở gốc

Biện pháp này dựa vào tính hướng hóa của cây: Việc bón phân ở gốc sẽ giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó, cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Khi bón phân ở gốc cần phối hợp các đặc điểm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc.

Làm rãnh tưới nước

Biện pháp này dựa vào tính hướng nước của cây: Việc làm rãnh tưới nước sẽ giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó, cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Đồng thời, việc làm rãnh tưới nước cũng giúp giữ kết cấu đất, không bào mòn đất và không gây rửa trôi chất dinh dưỡng,…

Tỉa thưa cây

Biện pháp này dựa vào tính hướng sáng của cây: Việc tỉa thưa cây đảm bảo duy trì mật độ cây thích hợp để giúp cây phát triển tán nhằm hấp thu tối đa được nguồn ánh sáng cho quang hợp. Đồng thời, biện pháp này cũng đảm bảo các điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng khoáng,… phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Kết quả là cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn.

 

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học Cánh diều trang 78

Giải Sinh học Cánh diều trang 79

Giải Sinh học Cánh diều trang 80

Giải Sinh học Cánh diều trang 81

Giải Sinh học Cánh diều trang 82

Giải Sinh học Cánh diều trang 83

Giải Sinh học Cánh diều trang 84

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá