Giáo án Ôn tập Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn 8. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ôn tập Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Kiến thức về văn nghị luận.

- Kiến thức tiếng Việt: nghĩa của các từ có yếu tố Hán Việt thông dụng và từ không có yếu tố Hán Việt.

2. Về năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Về phẩm chất

- Yêu thương con người và yêu thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung

GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Xác định được kiến thức

d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn luật chơi.

- HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS tham gia trò chơi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

 - Quan sát câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhanh.

GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe.

- Theo dõi Hs trả lời, ghi điểm.

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập. 

- Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 1.

+ Trình bày khái niệm luận đề và luận điểm.

+ Bằng chứng khách quan là gì?

+ Thế nào là ý kiến, đánh giá chủ quan?

+ Xác định nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận

- Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.

- Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng.

2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận

- Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

- Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan.

- Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:

Bằng chứng khách quan

Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện…

Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan.

Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế.

Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng.

 

3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

-  Một số yếu tố Hán Việt thông dụng dưới đây có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:

+ Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…

+ Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…

+ Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…

+  Vô (không, không có):  vô bổ, vô tận…

 

 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

- Trình bày các bước để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu

B3: Báo cáo, thảo luận: 

Đại diện nhóm trình bày;

- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

2. Kiểu bài viết

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Ôn tập Chân trời sáng tạo. 

Để mua Giáo án Ôn tập Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI

Giáo án Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống

Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá